logo

Lý thuyết KHTN 8 Bài 12 Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 12. Phân bón hóa học theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 12. Phân bón hóa học

Soạn KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 12: Phân bón hóa học (trang 53)


I. Vai trò của các nguyên tố hoá học với sự phát triển của cây trồng

- Vai trò của các nguyên tố hoá học trong phát triển cây trồng và phân bón hoá học: 

+ Các nguyên tố hoá học, như các nguyên tố vi lượng Zn, Mn, Fe, Cu,... đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và trao đổi chất của cây trồng. 

+ Nhu cầu nước và muối khoáng của từng loài cây và giai đoạn phát triển khác nhau, vì vậy cần phải bổ sung thêm các nguyên tố khoáng cho cây trồng bằng cách bón phân và tưới nước. 

+ Phân bón hoá học là một loại hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được sử dụng để tăng năng suất của cây trồng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 12

II. Một số loại phân bón thông thường

- Phân đạm: Cung cấp nguyên tố nitrogen cho cây trồng, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển thân, rễ, lá. Các loại phân đạm thường dùng có thành phần chính là muối nitrate của kim loại như NaNO, Ca(NO,), muối ammonium nitrate (NH,NO,), urea ((NH,),CO), chúng đều dễ tan trong nước.

- Phân lân: Cung cấp nguyên tố phosphorus cho cây trồng, có nhiều loại như phân lân nung chảy, superphosphate đơn, và superphosphate kép. Loại phân lân phù hợp với đất chua ít hay nhiều tùy vào từng loại đất. Phân lân chủ yếu được sử dụng để bón lót hoặc bón thúc cho cây trồng.

- Phân kali: Cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây, giúp cây chịu lạnh tốt hơn và hình thành các mô tế bào giúp cây cứng cáp. Các loại phân kali thường dùng có thành phần chính là các muối sulfate của kali như KCl hoặc K2SO4.

- Phân NPK: Là phân bón có chứa các nguyên tố đạm, photpho và kali, tương ứng với các chữ cái N, P, K trong tên gọi. Phân NPK được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất của cây trồng.


III. Cách sử dụng phân bón

- Phân bón đóng góp phần lớn vào việc tăng năng suất cây trắng, tuy nhiên nếu sử dụng phân bón không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của con người.

- Phân bón dư thừa sẽ bị rửa trôi khỏi đất, ngấm vào các mạch nước ngầm và đi vào sông hồ, gây ô nhiễm đất và nước hoặc phân huỷ ra khí ammonia, nitrogen oxide gây ô nhiễm không khí.

- Lạm dụng phân bón có thể gây tồn dư hoá chất trong thực phẩm, rất có hại cho sức khoẻ con người.

- Để giảm thiểu ô nhiễm cần bón phân đúng cách, không vượt quá khả năng hấp thụ của đất và cây trồng theo quy tắc bản phân “4 đúng” (đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi).

- Cần giảm sử dụng phân bón hoá học bằng cách tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ (phân huỷ rác thải hữu cơ) giàu chất dinh dưỡng, giúp đất tơi xốp, cây trắng dễ hấp thụ, an toàn khi sử dụng.


IV. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án)

Câu 1: Muốn tăng hàm lượng tinh bột, protein, vitamin, đường, ... trong quả, củ, thân; tăng khả năng chống chịu của cây, trồng đối với hạn hán, rét hại, sâu bệnh thì cần bón phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng:

A. N

B. P

C. K

D. Ca

Câu 2: Phân bón hóa học được chia thành các loại:

A. đa lượng, đơn lượng, vi lượng

B. đa lượng, đơn lượng, trung lượng

C. đa lượng, trung lượng, vi lượng

D. trung lượng, vi lượng, đơn lượng

Giải thích:

- Phân bón hóa học được chia thành 3 loại:

+ Phân bón đa lượng: N, P, K

+ Phân bón trung lượng: Ca, Mg, S

+ Phân bón vi lượng: Fe, Mn, Mo, B

Câu 3: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

A. NH4H2PO4, KNO3

B. (NH4)3PO4, KNO3

C. (NH4)2HPO4, NaNO3

D. (NH4)2HPO4, KNO3

Câu 4: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

A. (NH4)2SO4

B. Ca(H2PO4)2

C. NaCl

D. KNO3

Giải thích:

Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là KNO3 vì phân bón kép là phân bón có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. Vậy KNO3 là phân bón kép.

Câu 5: Để phân biệt 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:

A. KOH

B. Ca(OH)2

C. AgNO3

D. BaCl2

Giải thích:

Để phân biệt 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch: AgNO3

=> NH4NO3 không hiện tượng, NH4Cl tạo kết tủa trắng

=> PTHH: NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 12. Phân bón hóa học theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2023 - Cập nhật : 13/08/2023