logo

Lý thuyết KHTN 8 Bài 7 Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác


I. Khái niệm tốc độ phản ứng

- Khái niệm tốc độ phản ứng: Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học.

- So sánh tốc độ của một số phản ứng: Các phản ứng đốt cháy (cồn, than, củi, giấy...) xảy ra ngay lập tức, kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng, biến đổi rất nhanh thành khí carbon dioxide và hơi nước. 

- Dây thép, cửa sắt (chứa sắt) sau một thời gian có thể xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp. Phản ứng của sắt với oxygen trong không khí ẩm xảy ra với tốc độ chậm hơn. 

→Ta nói rằng, các phản ứng đốt cháy xảy ra với tốc độ rất nhanh, trong khi phản ứng sắt bị gỉ xảy ra chậm hơn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 7

II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

- Nhiệt độ, nồng độ và diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Việc quan sát tốc độ thoát khí hoặc tốc độ xuất hiện chất kết tủa có thể dùng để so sánh tốc độ của phản ứng.

- Chất xúc tác như MnO hoặc enzyme amylase có thể được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng.

- Sau phản ứng, khối lượng và tính chất hoá học của chất xúc tác không đổi.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được áp dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.


III. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án)

Câu 1: Trong gia đình, nồi áp suất được sử dụng để nấu chín kỹ thức ăn. Lí do nào sau đây không đúng khi giải thích cho việc sử dụng nồi áp suất ?

A. Tăng áp suất và nhiệt độ lên thức ăn.

B. Giảm hao phí năng lượng.

C. Giảm thời gian nấu ăn.

D. Tăng diện tích tiếp xúc thức ăn và gia vị.

Giải thích: 

Trong gia đình, nồi áp suất được sử dụng để nấu chín kỹ thức ăn. Sử dụng nồi áp suất sẽ làm giảm hao phí năng lượng và thời gian nấu ăn, giúp thực phẩm nhanh chín.

Câu 2: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây ?

A. Dạng viên nhỏ.

B. Dạng bột mịn, khuấy đều.

C. Dạng tấm mỏng.

D. Dạng nhôm dây.

Câu 3: Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng?

A. Nồng độ

B. Nhiệt độ

C. Nguyên liệu

D. Hóa chất

Giải thích:

Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố nhiệt độ để làm chậm tốc độ phản ứng. Nhiệt độ thấp sẽ làm  làm giảm động năng của phân tử, ức chế hoạt động của các vi sinh vật và enzym trong thực phẩm. Từ đó làm giảm tốc độ phân hủy, giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn. 

Câu 4: Chất xúc tác là chất

A. Làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng

B. Làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng

C. Làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng

D. Làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng

Giải thích:

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng dẫn đến quá trình phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn và không bị mất đi sau phản ứng.

Câu 5: Cho cân bằng sau trong bình kín. 2NO2(màu nâu đỏ) ⇌ N2O4 (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có.

A. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt

B. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt

C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt

D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2023 - Cập nhật : 13/08/2023