logo
ADVERTISEMENT

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

- Soạn Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 2


I. Phản ứng hóa học là gì?

- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất từ chất ban đầu (chất tham gia phản ứng) thành chất mới (chất sản phẩm) thông qua tương tác của các nguyên tử và phân tử trong phản ứng.

- Trong thí nghiệm đốt cháy khí hydrogen trong không khí, đã xảy ra phản ứng hoá học giữa hydrogen và oxygen để tạo thành nước.

- Trong thí nghiệm 2 ở Bài 1, sắt và lưu huỳnh tạo thành iron(II) sulfide (FES).

+ Chất tham gia: sắt và lưu huỳnh.

+ Chất sản phẩm: iron(II) sulfide.

- Trong thí nghiệm 3 ở Bài 1, paraffin và oxygen tạo thành carbon dioxide và nước.

+ Chất tham gia: paraffin và oxygen.

+ Chất sản phẩm: carbon dioxide và nước.


II. Diễn biến phản ứng hoá học

- Trong phản ứng hoá học giữa hydrogen và oxygen để tạo thành nước, các liên kết trong phân tử H2 và O2 bị phá vỡ và hình thành liên kết mới giữa 1 nguyên tử O và 2 nguyên tử H. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi.


III. Dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra:

- Có sự thay đổi màu sắc, mùi, tạo ra chất khí hoặc kết tủa.

- Ví dụ:

+ Trong phản ứng giữa hydrogen và oxygen, nước được tạo ra.

+ Trong phản ứng giữa sắt và hydrochloric acid, có sự bay bọt xảy ra.

+ Thực hiện thí nghiệm 1 để tìm hiểu về dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra trong phản ứng phân huỷ đường.


IV. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

- Sự toả nhiệt và phát sáng là dấu hiệu của phản ứng hoá học.

- Ví dụ: Khi đốt nến, nếu chảy có sự toả nhiệt và phát sáng

- Các phản ứng hoá học luôn kèm theo sự toả ra hoặc thu vào năng lượng (thường dưới dạng nhiệt), gọi là năng lượng của phản ứng hoá học.

- Phản ứng toả nhiệt: phản ứng hoá học toả ra năng lượng (dưới dạng nhiệt), ví dụ như đốt cháy than, xăng, dầu (hình 2.7a).

- Phản ứng thu nhiệt: phản ứng hoá học thu vào năng lượng (dưới dạng nhiệt), ví dụ như phản ứng phân huỷ CaCO3 (hình 2.7b).

- Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt: cung cấp năng lượng nhiệt cho các ngành công nghiệp, đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, vận hành máy móc và phương tiện giao thông. Các nhiên liệu như than, xăng, dầu được sử dụng phổ biến cho mục đích này.

>>> Xem toàn bộ: 

- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

- Soạn Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

- Sơ đồ tư duy Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

- Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

ADVERTISEMENT