logo

Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hợp chất Carbonyl

icon_facebook

Tóm tắt Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hợp chất Carbonyl ngắn gọn, chi tiết. Tổng hợp lý thuyết Hóa học 11 Bài 1 chương trình Sách mới.

Bài 18: Hợp chất Carbonyl


1. Khái niệm, đặc điểm liên kết 

- Hợp chất carbonyl là hợp chất chứa nhóm carbonyl trong phân tử.

- Aldehyde là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon (của gốc hydrocarbon hoặc nhóm –CHO) hoặc nguyên tử hydrogen

- Ketone là hợp chất hữu cơ có nhóm carbonyl liên kết với 2 gốc hydrocarbon.

- Aldehyde, ketone đơn chức trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm carbonyl.

- Các gốc hydrocarbon có thể no, không no, thơm. 


2. Danh pháp

- Aldehyde:

Tên theo danh pháp thay thế của aldehyde đơn chức mạch hở:

Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hợp chất Carbonyl

- Đánh số các nguyên tử carbon ở mạch chính bắt đầu ở tử carbon của nhóm -CHO.

- Ketone:

Tên theo danh pháp thay thế của ketone đơn chức mạch hở:

Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hợp chất Carbonyl

- Đánh số các nguyên tử carbon ở mạch chính bắt đầu từ nguyên tử carbon gắn nhóm >C=O nhất.


3. Tính chất vật lí

- Formaldehyde và acetaldehyde là những chất khí ở nhiệt độ thường. Các hợp chất carbonyl khác là chất lỏng hoặc rắn.

- Aldehyde, ketone có nhiệt độ sôi thấp hơn so với alcohol tương ứng. 

- Các aldehyde, ketone có mạch carbon ngắn dễ tan trong nước nhờ có liên kết hydrogen với nước. 

- Các aldehyde, ketone có mạch carbon dài hơn đều ít tan hoặc không tan trong nước. Các aldehyde, ketone thơm hầu như không tan.

- Aldehyde, ketone thường có mùi đặc trưng


4. Tính chất hóa học

a. Phản ứng khử Aldehyde, ketone

- Với chất khử là LiAlH4 hoặc NaBH4 thì 

+ Aldehyde bị khử tạo thành alcohol bậc I.

+ Ketone bị khử tạo thành alcohol bậc II

Ví dụ: 

Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hợp chất Carbonyl

b. Phản ứng oxi hóa Aldehyde 

* Tìm hiểu phản ứng của aldehyde với nước bromine

- Aldehyde dễ bị oxi hoá bởi một số tác nhân oxi hoá tạo thàn carboxylic acid tương ứng.

- Aldehyde bị nước bromine oxi hoá tạo thành carboxylic acid.

* Tìm hiểu thí nghiệm nghiên cứu phản ứng oxi hóa Aldehyde 

- Nhiều aldehyde bị oxi hoá bởi Cu(OH)2 trong môi trường kiêm tạo thành acid tồn tại dưới dạng muối, Cu(OH)2 bị khử thành Cu2O màu đỏ gạch.

- Ketone không tham gia các phản ứng trên.

c. Phản ứng cộng và phản ứng tạo iodoform 

* Tìm hiểu phản ứng cộng hydrogen cyanide 

- Hydrogen cyanide (HCN)công vào nhóm carbonyl tạo thành sản phám cyanohydrin (hydroxynitrile)

* Thí nghiệm nghiên cứu phản ứng iodoform

- Aldehyde, ketone có phản ứng cộng với HCN tạo thành sản phẩm cyanohydrin. 

- Các aldehyde và ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl (CH,CO-) tham gia được phản ứng tạo iodoform.


5. Ứng dụng của hợp chất carbonyl

- Formaldehyde: ứng dụng trong công nghiệp dệt, như chất dẻo, xây dựng, mỹ phẩm, keo dán, thuốc nổ, giấy than, mẹ máy photocopy, …Sử dụng tron nông nghiệp và thuỷ sản

- Acetaldehyde được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ. 

- Acetone là dung môi tốt trong sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng không khói, dùng để pha loãng nhựa polyester và được sử dụng trong các chất tẩy rửa. Là nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất hữu cơ 

- Benzaldehyde được dùng để sản xuất phẩm nhuộm và nhiều hoá chất khác nhau.


6. Điều chế

- Aldehyde và ketone có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống 

- Acetaldehyde được điều chế từ C2H4 Acetone được điều chế từ cumene

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Hóa 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tổng hợp Lý thuyết Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 18 theo chương trình Sách mới. Mời các bạn click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 21/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads