logo

Lý thuyết Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 11 Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp

icon_facebook

Tổng hợp Lý thuyết Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 11 Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp giúp bạn ôn luyện thi tốt nghiệp THPT 2025 hiệu quả nhất.


I. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Thế mạnh

- Địa hình và đất: Khu vực đồi núi có đất feralit là chủ yếu, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; có các đồng cỏ lớn thích hợp để phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Khu vực đồng bằng chủ yếu là đất phù sa có độ phì cao, màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm, tạo thuận lợi cho chăn nuôi lợn và gia cầm.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá tạo thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, phát triển quanh năm và cho năng suất cao.

- Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo, lượng mưa hằng năm tương đối lớn, nguồn nước ngầm phong phú, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Sinh vật: Hệ động, thực vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi, tạo ra các loại đặc sản vùng miền, có giá trị kinh tế cao.

b. Hạn chế

- Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,...

- Đất ở nhiều nơi đang bị thoái hoá. Bình quân diện tích đất tự nhiên và đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người thấp.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Thế mạnh

- Dân cư và nguồn lao động: Nước ta có số dân đông, là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn. Lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao.

- Khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất - kĩ thuật: Khoa học - công nghệ được ứng dụng trong nhiều khâu sản xuất, tạo ra các sản phẩm an toàn, có giá trị cao. Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện.

- Thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng đã thúc đây sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. 

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Nhà nước ban hành nhiều chính sách thúc đầy nông nghiệp phát triển.

b. Hạn chế

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ở một số vùng còn hạn chế.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp biến động, việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu còn hạn chế.


II. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

- Xu hướng chuyển dịch: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

- Hướng phát triển:

+ Sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

+ Hướng tới nông nghiệp thông minh, nông nghiệp bền vững.

+ Tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên việc tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp.

+ Phân bố sản xuất nông nghiệp thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái, dưới tác động của khoa học - công nghệ và thu hút đầu tư.


III. Hiện trạng phát triển và phân bố

1. Trồng trọt

* Hiện trạng phát triển

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng đang có xu hướng giảm.

- Đang ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ngày càng được nâng cao.

- Cơ cấu cây trồng đang có sự chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế và hiệu quả không cao sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Bao gồm:

+ Cây lương thực: Chiếm tỉ trọng lớn, năng suất không ngừng tăng nhờ áp dụng KH-CN.

+ Cây công nghiệp: Phát triển theo chiều sâu, gắn chế biến với tiêu thụ; cây lâu năm chiếm tỉ trọng lớn và xu hướng tăng; cây hàng năm phát triển không ổn định, xu hướng giảm.

+ Cây ăn quả: diện tích tăng nhanh, mô hình trồng cây ăn quả hữu cơ, VietGAP, công nghệ cao được ứng dụng rộng rãi nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

+ Cây rau, đậu: ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu; phát triển các vành đai cây thực phẩm ven các thành phố lớn, áp dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm an toàn, có chất lượng.

+ Cây khác: cây dược liệu cũng được chú ý phát triển, tạo nên các sản phẩm đặc thù ở một số địa phương,...

* Phân bố

- Cây lương thực: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

- Cây công nghiệp lâu năm: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Cây công nghiệp hàng năm: trồng ở nhiều vùng.

- Cây ăn quả: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

- Cây rau, đậu: trồng khắp các địa phương, nhiều Đồng bằng sông Hồng, ĐB sông Cửu Long Lâm Đồng là vùng trồng rau lớn nhất cả nước.

2. Chăn nuôi

* Hiện trạng phát triển

- Giá trị và tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp nhưng đang tăng lên.

- Đang áp dụng kĩ thuật và công nghệ tiên tiến vào các mô hình trang trại; phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng nuôi an toàn để kiểm soát dịch bệnh; chế biến sâu, gắn với phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp.

- Bao gồm:

+ Chăn nuôi lợn: vật nuôi lấy thịt quan trọng nhất, gắn với vùng sản xuất lương thực và dựa vào nguồn thức ăn công nghiệp, phát triển mô hình trang trại tập trung.

+ Gia cầm: số lượng gia cầm tăng nhanh nhờ sự phát triển CNCB thức ăn.

+ Số lượng đàn trâu xu hướng giảm.

+ Số lượng đàn bò tăng nhanh, được nuôi theo hướng chuyên môn hóa. Bò sữa với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, gắn với chế biến. Bò thịt phát triển mạnh theo hướng tập trung, con giống, nguồn thức ăn, dịch vụ thú y được chú trọng đầu tư, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

+ Chăn nuôi dê, cừu cũng đang được phát triển trong những năm gần đây ở một số địa phương.

* Phân bố

- Chăn nuôi lợn và gia cầm: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Chăn nuôi trâu: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

- Chăn nuôi bò: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.


IV. Xu hướng phát triển

- Nông nghiệp phát triển theo hướng “tam nông” – nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu theo các định hướng sau:

+ Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

+ Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hiện đại với quá trình đô thị hoá, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị.

icon-date
Xuất bản : 03/10/2024 - Cập nhật : 03/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads