logo

(Kết nối tri thức) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 23. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Soạn Địa 11 Kết nối tri thức Bài 23


I. Vị trí địa lí

- Nhật Bản là quốc gia quần đảo, có hàng nghìn đảo, với bốn đảo lớn nhất là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

- Vị trí địa lí của Nhật Bản nằm trong khoảng vĩ độ từ 20°B đến 45°B và trong khoảng kinh độ tử 123°Đ đến 154°Đ. Phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt.

- Nhật Bản nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động châu Á - Thái Bình Dương, thuận lợi cho giao thương quốc tế và phát triển kinh tế.

- Nhật Bản có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, chịu tác động của nhiều thiên tai, nhất là động đất và sóng thần, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.


II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản không thực sự thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.


1. Địa hình và đất

- Nhật Bản là đất nước nhiều đồi núi, địa hình phức tạp, chiếm 4/5 diện tích đất, phần lớn là núi trẻ với độ cao trung bình từ 1 500 - 2 000m, có rất nhiều núi lửa hoạt động.

- Đất pốt dồn và đất nâu thích hợp cho phát triển rừng và chăn nuôi.

- Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển, nên nhiều sườn đồi núi đã được khai thác để canh tác do diện tích đất thấp rất ít.


2. Khí hậu

- Nhật Bản nằm trong đới khí hậu ôn đới, phần lớn lãnh thổ có lượng mưa trên 1000 mm/năm.

- Khí hậu Nhật Bản phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam và đông - tây.

- Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, thường xảy ra bão tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt, mùa đông ít lạnh, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

- Sự phân hoá khí hậu theo độ cao cũng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Tuy nhiên, khí hậu phân hoá đa dạng cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và loại hình du lịch.


3. Sông, hồ

- Nhật Bản có mạng lưới sông ngòi dày, nhưng các sông đều ngắn, dốc và có tốc độ chảy lớn.

- Sông dài nhất của Nhật Bản là sông Si-na-nô.

- Các sông có giá trị về thủy điện nhưng hạn chế về mặt giao thông.

- Nhật Bản có nhiều hồ, lớn nhất là hồ Bi-oa trên đảo Hồn-su.

- Nhiều hồ có cảnh quan đẹp có thể khai thác để phục vụ du lịch.

- Nhật Bản còn có nhiều hồ núi lửa, như hồ Ku-sa-rô, Si-cốt-sư trên đảo Hô-cai-đô.


4. Sinh vật

- Nhật Bản có các kiểu rừng phong phú như rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở các đảo như Hô-cai-đô, Hôn-su và Kiu-xiu.

- Rừng là tài nguyên quan trọng của Nhật Bản với thành phần loài rất đa dạng.

- Rừng là cơ sở để phát triển ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ.


5. Khoáng sản

- Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.

- Các khoáng sản có trữ lượng lớn nhất là than đá và đồng, các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể.

- Nhật Bản phải nhập khẩu phần lớn khoáng sản để phục vụ cho các ngành công nghiệp.

- Nhật Bản có nhiều suối khoáng nóng tự nhiên để phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.


6. Biển

- Đường bờ biển Nhật Bản dài khoảng 29,000 km, có nhiều vùng biển rộng và không đóng băng.

- Vùng biển Nhật Bản có tính đa dạng sinh học cao, với 25% số loài cá biển trên thế giới có mặt ở đây.

- Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn với nguồn cá dồi dào như cá ngừ, cá thu, cá trích, cá hồi.

- Điều kiện này là cơ sở để Nhật Bản phát triển ngành khai thác thuỷ sản.


III. Dân cư và xã hội


1. Dân cư

- Nhật Bản có số dân đông và tỷ lệ tăng dân số rất thấp từ năm 2008 đến năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản đồng nhất và số nam ít hơn số nữ. Đây là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số trung bình của Nhật Bản là 338 người/km, dân cư phân bố không đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo.

- Nhật Bản có tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020), với Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới và các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na-gôi-a,... Mức sống của người dân đô thị cao, tuy nhiên, dân cư tập trung với mật độ cao ở các vùng đô thị cũng nảy sinh các vấn đề về nhà ở, việc làm,...


2. Xã hội

- Nhật Bản có phong tục tập quán độc đáo và nền văn hoá đặc sắc, trong đó đạo Shin-tô là tín ngưỡng truyền thống.

- Người Nhật trân trọng và bảo tồn các nét đẹp văn hoá truyền thống, các lễ hội, và các giá trị văn hoá đã góp phần phát triển ngành du lịch của Nhật Bản.

- Người dân Nhật Bản có tính chăm chỉ, kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, giúp Nhật Bản phát triển trong lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo.

- Chỉ số HDI của Nhật Bản thuộc nhóm rất cao, đạt 0,923 năm 2020.

- Nhật Bản chú trọng đầu tư cho giáo dục, tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao và có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.

- Hệ thống y tế của Nhật Bản được phát triển và 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế, chi tiêu cho y tế chiếm khoảng 10% GDP và có xu hướng tăng.


IV. Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối tri thức Bài 23 (có đáp án)

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?

A. Lượng mưa tương đối cao.

B. Thay đổi từ bắc xuống nam.

C. Có sự khác nhau theo mùa. 

D. Phía nam có khí hậu ôn đới.

Câu 2. Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?

A. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

B. Lưu vực sông rộng.

C. Lưu lượng nước nhỏ. 

D. Chủ yếu là sông lớn.

Giải thích:

Mạng lưới sông ngòi của Nhật Bản khá dày đặc. Hầu hết các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Sông có lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh nhưng do diện tích các đảo nhỏ và địa hình núi nên các sông thường nhỏ, ngắn và dốc.

Câu 3. Các đảo của Nhật Bản từ Nam lên Bắc là

A. Đảo Hô-cai-đô, đảo Xi-cô-cư, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su.

B. Đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Hô-cai-đô, đảo Xi-cô-cư.

C. Đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư, đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.

D. Đảo Xi-cô-cư, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.

Câu 4. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là

A. đường bờ biển dài.

B. khí hậu phân hóa.

C. nhiều đảo lớn, nhỏ.

D. nghèo khoáng sản.

Giải thích:

Một trong những khó khăn lớn nhất của Nhật Bản về nguồn tài nguyên thiên nhiên là nghèo khoáng sản. Vì vậy, Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các loại khoáng sản để phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước.

Câu 5. Núi Phú Sĩ nằm trên đảo nào dưới đây của Nhật Bản?

A. Hô-cai-đô.

B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư. 

D. Kiu-xiu.

Giải thích:

Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản với độ cao 3776 m nằm ở phía đông nam đảo Hôn-su và là đỉnh núi cao thứ 2 trên một hòn đảo tại châu Á và thứ 7 trên thế giới. Đây được coi là biểu được của đất nước Mặt Trời mọc.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 23. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023