logo

Soạn Lịch sử 8 Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới. 

Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Mở đầu trang 27 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong cũng như quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn.

Trả lời:

- Chia sẻ hiểu biết về chúa Nguyễn Hoàng:

+ Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) là con trai thứ hai của An thành hầu Nguyễn Kim. Ông là một danh tướng đã từng lập nhiều chiến công ở thời Hậu Lê nên được vua Lê phong tước Thái úy Đoan quốc công.

+ Sau khi Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao lại binh quyền cho Trịnh Kiểm. Biết mình là “gai trong mắt” của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã nghe theo lời khuyên đi về phía nam của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Từ đây, ông đã đặt nền tảng cho cơ nghiệp của chín vị chúa Nguyễn ở phương nam và cho cả vương triều Nguyễn sau này.

- Chia sẻ hiểu biết về quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn:

+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào đầu thế kỉ XVII, việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.

+ Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn

Câu hỏi trang 28 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Khai thác sơ đồ hình 6,2 và thông tin trong mục, hãy trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Trả lời:

- Nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.

+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

+ Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

+ Năm 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

+ Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy cai trị, lập số sách quản lí dân đinh, ruộng đất và đặt ra các loại thuế.

Câu hỏi trang 29 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong mục, hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII. Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:

- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.

+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

- Thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và Bắc Hải

+ Tổ chức dân binh vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển đảo

+ Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của tàu bị đắm, thu lượm hải sản quý,…

+ Hai Hải đội tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

* Ý nghĩa: Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt với hai quần đảo

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Hãy lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII theo các tiêu chí: thời gian, sự kiện chính.

Trả lời:

Bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII:

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1558 Nguyễn Hoàng được lệnh vào trấn thủ vùng Thuận Hóa.
Năm 1611 Nguyễn Hoàng thành lập phủ Phú Yên.
Năm 1653 Thành lập Dinh Thái Khang (gọi là Khánh Hòa ngày nay)
Năm 1698 Phủ Gia Định được thành lập.
Năm 1757 Chúa Nguyễn bước đầu đã hoàn thành hệ thống chính quyền trên vùng đất mới, tương ứng như ngày nay.

Câu 2. Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Trả lời:

 Đầu thế kỉ XVII, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã bắt đầu phát triển thương cảng ở Hội An, mục đích của việc này là đẩy mạnh giao thương với thị trường quốc tế, trực tiếp mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ nước ta, khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng và một phần Bãi Cát Dài (Trường Sa hải chử) ở phía nam. Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII Chúa Nguyễn Phúc chính thức xác lập quyền lực quản lý về mặt nhà nước đối với khu vực miền Đông Nam Bộ, lấy Sài Gòn, Gia Định làm trung tâm thu hút các nguồn lực và làm bàn đạp để tiến lên chiếm lĩnh các vùng biển đảo ở khu vực nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Năm 1702 quân Anh đánh chiếm đảo Côn Lôn, thành lập một căn cứ kiên cố, cùng với âm mưu chiếm đóng dài hạn trên đất nước ta. Tháng 10 năm 1703, Trấn thủ dinh Trấn Biên được lệnh đã đánh đuổi quân Anh ra khỏi Côn Lôn, giành lại chủ quyền biển đảo. Thực thi một cách đầy đủ chủ quyền của mình.

 Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vào năm 1708, Mạc Cửu xin quy phục và đã đem toàn bộ vùng đất Hà Tiên dâng cho chúa . Nhờ vậy mà được giao cho chức Tổng binh cai quản trấn Hà Tiên.   Cùng với đó vào năm 1711 chúa Nguyễn Phúc Chu hậu thưởng và giao cho tổ chức khảo sát đo vẽ quần đảo Trường Sa. Và cơ bản quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên đất Nam Bộ cơ bản được hoàn thành. Thế kỉ XVII , để thực thi chủ quyền, các chúa Nguyễn đã tổ chức nhiều đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị…
 Nhờ vậy mà đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận vùng đất Hà Tiên và cuối mũi Cà Mau gồm: các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. Cùng lúc đó, chúa Nguyễn Phúc Chu còn đặt ra đội Hoàng Sa có trách nhiệm khai thác hóa vật, kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực “các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”. Từ đó, cơ bản tôe chức hành chính trên vùng đất phía Nam được kiện toàn.

Câu 3. Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì?

Trả lời:

 Đảo Lý Sơn thuộc huyện Lý Sơn, ở tỉnh Quãng Ngãi, cách đất liền 18 hải . Lễ Khao lề thế lính là một lễ hội đặc sắc với truyền “uống nước nhớ nguồn” nhằm khắc ghi công ơn của người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà ra đi.

 Lịch sử bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của dân tộc được viết bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ. Các ngư dân ở đảo Lý Sơn tương truyền rằng ngày xưa trong điều kiện phương tiện tàu thuyền đi lại thô sơ và luôn phải đối mặt với hiểm nguy trên biển, mỗi người lính trong đội thủy binh ra trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa phải chuẩn bị cho mình một đôi chiếu, 7 nẹp tre và 7 sợi dây mây, 7 thẻ tre ghi đầy đủ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu để nếu không may xấu số bỏ mạng trên biển thì sẽ dùng để bó xác và thả xuống biển, hy vọng may mắn trôi về bản quán. Theo quan niệm của nhân dân, đội Hoàng Sa khi làm việc trên biển gặp nhiều rủi ro, nên trong buổi tế thường làm những hình nộn để đem lại niềm tin và ý chí cho người lính hoan thành nhiệm .

Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (trang 27, 28, 29)

Từ thực tiễn mỗi chuyến đi là “một đi không trở lại” nên người dân đảo lập các mộ “ chiêu hồn nhập cốt” của nhiều lớp người đi trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa, đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn - khao lề thế lính Hoàng Sa. Cúng cho người sống để mong họ được bình an trở về. Vậy nên cứ hàng năm, vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, các họ tộc ở Lý Sơn có người đi lính Hoàng Sa làm lễ khao lề thế lính. Khao lề là lệ khao định kỳ hàng năm, thế lính mang đậm yếu tố tâm linh là cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán.

Việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay không những thể hiện sự tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc, mà còn là dịp , tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, với mong muốn lớp con cháu Lý Sơn hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển đảo quê hương Việt Nam như ông cha đã từng làm từ hàng trăm năm trước.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/03/2023 - Cập nhật : 14/03/2024