logo
ADVERTISEMENT

Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 5 trang 23, 24, 25, 26

Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 5 trang 23, 24, 25, 26: 1. Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. 2. Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra it nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn


1. Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Trả lời:

Nội dung

Xung đột Nam – Bắc triều

Xung đột Trịnh – Nguyễn

Người đứng đầu

- Nhà Bắc triều do Mạc Đăng Dung đứng đầu.

- Đứng đầu nhà Nam triều là Nguyễn Kim.

- Nguyễn Hoàng là người đứng đầu trong xung đột đàng trong.

-  Trịnh Kiểm (chúa Trịnh) đứng đầu đàng ngoài.

Nguyên nhân

- Vào những năm cuối thời đại triều Lê các thế lực tranh giành quyền lực nổ ra ở khắp nơi.

- Vào năm 1527,  khi nhà Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung mở cuộc tấn công cướp ngôi nhà Lê sau đó  lập ra nhà Mạc còn gọi là Bắc triều.

- Ở những năm 1533, mượn danh phò mã Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá đưa một người dòng dõi nhà họ Lê lên làm vua và lập ra nhà Nam triều.

- Sau khi ông Nguyễn Kim chết, thì con rể của ông là Trịnh Kiểm lên ngôi thay cha tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”.

- Để nhà Trịnh nắm được mọi quyền lực, Trịnh Kiểm không ngần ngại tìm mọi cách tiêu diệt phía họ Nguyễn. Trước tình hình đó, Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) lo sợ nên đã xin lệnh được vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa.

- Tại đây, Nguyễn Hoàng có công gây dựng nên cơ nghiệp nhà họ Nguyễn, tạo nên một lực lượng mạnh mẽ ở đàng trong, và dần không còn lệ thuộc vào người họ Trịnh ở đàng ngoài.

- Trước sự phát triển ngày càng vững mạnh của họ Nguyễn, nhà Trịnh có chút lo sợ nên đã tiến quân vào Thuận Hóa. Từ đây cuộc chiến tranh Nguyễn - Trịnh bắt đầu bùng nổ. 

Thời gian

- Vào những năm từ 1533 – 1592. - Diễn ra từ năm 1627 – 1672.

Hệ quả

- Cuộc chiến đã gây ra hậu quả to lớn:  đất nước thì bị chia cắt thành nhiều vùng miền, không có sự thống nhất từ trên xuống dưới.

- Cuộc chiến đã gây ra những tổn hại nặng nề về người và của: làng mạc, nhà cửa, mùa màng bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn khố, nhiều người vì miếng cơm manh áo phải rời bỏ quê hương đi tha phương cầu thực.

- Không chỉ vây, nền kinh tế còn bị trì trệ: sản xuất không thể phát triển, việc trao đổi, buôn bán hàng hóa với các nước cũng gặp nhiều khó khăn. 

- Cuộc chiến đã làm cho đất nước bị chia cắt, làn cho đất nước phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề: kinh tế kìm hãm, đời sống nhân dân khốn cùng,…

- Khó khăn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. Làm cho khả năng phát triển của đất nước bì kìm hãm.


2. Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra it nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Trả lời:

* Là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, có một số lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn:

- Xét về moi mặt thì cả hai cuộc xung đột này đều mang tính chất là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, bởi cả hai cuộc kháng chiến đều không mang lại lợi ích cho nhân dân mà còn làn cho đất nước phải chịu cảnh chia cắt. Gây ra những thiệt hại lớn về người và của khiến người dân phải sống trong cảnh khốn khó, đói nghèo, phải rời bỏ quê hương.

- Hai cuộc xung đột cũng đã làm cho nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ, kinh tế bị trì trệ, không phát triển.


3. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet về di tích Luỹ Thầy và sông Gianh (Quảng Bình), hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 dòng) về cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

>>> Xem trả lời: 

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

ADVERTISEMENT