logo

Soạn Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Lý thuyết Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (trang 12, 13, 14)

Mở đầu trang 12 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Trong các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu". Em biết những thông tin gì về Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? Vì sao cuộc cách mạng này lại được đánh giá như vậy?

Trả lời:

- Chia sẻ một số thông tin về cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII):

+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp; góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.

+ Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản; diễn ra dưới hình thức: nội chiến cách mạng kết hợp với chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Quần chúng nhân dân Pháp là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.

+ Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp) đã được công nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp vào năm 1880.

+ Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.

+ Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp.

+ Thông điệp “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.

- Giải thích: thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp không chỉ tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiên trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. Do đó, cuộc cách mạng này được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu".

Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 8

Câu hỏi 1: Khai thác hình 2.1 và thông tin trong mục, hãy nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời:

* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: 

- Do số nợ Nhà nước vay của tư sản không trả được, vua tăng thuế

- Đời sống nhân dân cơ cực. Ngày 14-7-1789, cách mạng bùng nổ

Câu hỏi 2: Hãy xác định trên lược đồ (tr. 7) địa điểm diễn ra Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Trả lời:

- Học sinh quan sát lược đồ sau và xác định:

Hãy xác định trên lược đồ (tr. 7) địa điểm diễn ra Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 8

Câu hỏi 1: Hãy nêu kết quả của Cách mạng tư sản Pháp.

Trả lời:

- Kết quả của cách mạng tư sản Pháp:

+ Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa

+ Giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa

Câu hỏi 2: Hãy cho biết ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp.

Trả lời:

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.

+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.

- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:

+ Thiết lập chế độ cộng hoà cùng các quyền tự do, dân chủ.

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân.

+ Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

- Đặc điểm chính: Hình thức cuộc đấu tranh giai cấp, do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, bảo vệ Tổ quốc

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII về: nguyên nhân, kết quả, tính chất, ý nghĩa, đặc điểm chính.

Trả lời:

* Giống nhau: Cả ba cuộc cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp đều có chung mục đích là đả đảo đế quốc, đánh đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

* Khác nhau:

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVIII

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Cách mạng tư sản  Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nguyên nhân

- Do sự mâu thuẫn gay gắt giữa chế độ tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế.

- Có sự liên quan, ảnh hưởng tới vấn đề tài chính của đất nước.

- Sự tranh giành, giằng xé mạnh mẽ giữa các thuộc địa với chế độ đế quốc

- Đánh những loại thế, siêu cao và vô cùng khắt khe của thực dân Anh.

- Do giữa các giai cấp trong lòng chế độ phong kiến Pháp có sự mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội 

- Nền tài chính, kinh tế của đế quốc có sự khủng hoảng nghiêm trọng.

Kết quả

- Nhân dân đồng lòng chung sức để lật đổ chế độ phong kiến, đồng thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao hơn.

- Và góp phần thành lập chế độ quân chủ lập hiến của nhà nước.

- Đã giúp giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi sự thống trị tàn ác của thực dân Anh.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển theo xu hướng đi lên hợp với thời đại.

- Xây dựng một đế quốc tư sản vững mạnh;


 

- Cùng với sự lãnh đạo của giai cấp đã góp phần lật đổ nền quân chủ chuyên chế.

- Xóa bỏ hoàn toàn mọi tàn dư, dư âm còn lại của chế độ phong kiến, cùng với đó là  mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên.

- Thành lập nền cộng hòa mới.

- Bên cạnh đó cuộc cách mạng cũng đã giải quyết một số vấn đề cơ bản về ruộng đất cho người dân.

Tính chất

Đây là cuộc cách mạng tư sản nhưng lại mang tính chưa triệt để, bởi nó chưa giải quyết được vấn đề của người dân. Giống như cuộc cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVIII thì đây cũng là một cách mạng không mang tính triệt để. Khác với hai cuộc cách mạng trên, cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng mang tính triệt để.

 

Ý nghĩa

Cùng với sự thắng lợi của giai cấp tư sản cũng là thắng lợi của chế độ xã hội mới, của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến ở nước Anh vào thế kỉ XVIII.

- Đây là một cuộc chiến tranh lớn

- Có ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới vào cuối thế kỉ XVIII -  đầu thế kỉ XIX.

- Lật đổ và xóa bỏ mọi hạn chế của chế độ phong kiến cũ.

- Giải thoát nông dân khỏi ách thống trị. Giải quyết vấn đề ruộng đất chia đất cho người dân cày cấy.

- Tạo điện kiện, mở đường để giao lưu, buôn bán với các nước bên ngoài.

Đặc điểm chính

- Giai cấp lãnh đạo: tầng lớp quý tộc mới và tư sản 

- Hình thức diễn ra: một cuộc cách mạng có tính nội chiến,  tiến tới mục đích chung là thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

 

- Giai cấp lãnh đạo: tầng lớp chủ nô và tư sản

- Hình thức diễn ra: mở cuộc  chiến tranh càn quét, giải phóng, đồng thời thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống ở đây.

 

- Giai cấp lãnh đạo: tư sản.

- Hình thức diễn ra: cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, mạnh mẽ và khốc liệt,  tất cả hướng tới mục đích là lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Có ý kiến cho rằng: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên bởi vì:

- Cuộc cách mạng không chỉ đã lật đổ chế độ phong kiến, mà còn là lần đầu tiên trong lịch sử đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

- Đồng thời thành lập nên một chế độ cộng hòa mới cùng các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng.

- Cơ bản cuộc cách mạng cũng đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân, mọi người đều có ruộng đất để cày cấy, nhân dân được thực hiện các quyền của mình.

- Lực lượng tham gia chủ yếu là nhân dân, đã góp phần đưa cuộc cách mạng đạt đến đỉnh điểm cao hơn.

- Kêu mọi người dân trên thế giới đứng lên để chống lại ách áp bức, bóc lột nặng nề của bọn thực dân.

- Có ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Câu 3. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu về sự liên quan của Quốc kì, Quốc ca nước Pháp hiện nay với Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và ý nghĩa của điều này.

Trả lời:

Quốc kì và Quốc ca nước Pháp hiện nay đều mang trong mình sự hình thành từ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Quốc kì là lá cờ ba màu xanh, trắng, đỏ với ý nghĩa mỗi màu sắc tượng trưng cho một giá trị: tự do, đẳng cấp và hy vọng. Quốc ca của Pháp, "La Marseillaise", là một bài hát cách mạng kêu gọi tinh thần đấu tranh cho tự do, bình đẳng và tương lai tươi sáng. Sự liên quan của Quốc kì và Quốc ca với Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử quan trọng vì đại diện cho một chuyển đổi lớn trong lịch sử Pháp và châu Âu, đưa ra những giá trị và nguyên tắc mới về tự do, đẳng cấp và quyền lợi của con người, ảnh hưởng đến toàn thế giới và làm thay đổi cả tư tưởng và hình thức của chính phủ và xã hội.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/03/2023 - Cập nhật : 14/03/2024