logo

Soạn Lịch sử 8 Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Lý thuyết Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Mở đầu trang 82 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Hiện nay có nhiều con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi của các nhân vật như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,... Hãy chia sẻ những điều em biết về các nhân vật lịch sử này, cũng như các sự kiện liên quan.

Trả lời:

- Chia sẻ hiểu biết về Phan Đình Phùng:

+ Phan Đình Phùng từng là quan Ngự sử thời vua Tự Đức. Khi vua Hàm Nghi ở thành Tân Sở (Quảng Trị), ông nhận trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ở Hà Tĩnh (1885). Sau đó, ông được vua điều ra Bắc để lãnh đạo phong trào Cần vương.

+ Năm 1888, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê cho đến khi hi sinh (năm 1895).

- Chia sẻ hiểu biết về Hoàng Hoa Thám:

+ Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

+ Thực dân Pháp vừa khiếp sợ, vừa nể trọng tài năng chỉ huy của Hoàng Hoa Thám, nên gọi ông là “Hùm xám Yên Thế”.

Câu hỏi trang 82 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

Trả lời:

* Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX:

- Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta.

- Một bộ phận quan lại trong triều đình Huế, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và quan lại các tỉnh thành, vẫn nêu cao ý chí chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

- Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến bất thành (5-7-1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành ra Tân Sở (Quảng Trị)

- Lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ban bố Dụ Cần vương, kêu gọi các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước giúp vua cứu nước. Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.

Câu hỏi trang 84 Lịch Sử 8

Câu hỏi 1: Quan sát lược đồ hình 18.4, nêu nhận xét của em về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX

Trả lời:

- Nhận xét: phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.

Câu hỏi 2: Hãy giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.

Trả lời:

* Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)

- Thời gian diễn ra: 1886 - 1887

- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng

- Địa bàn hoạt động: ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá)

- Diễn biến chính:

+ Nghĩa quân xây dựng căn cứ chống giặc tại ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê. Lực lượng tham gia gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái,…

+ Tháng 1/1887, quân Pháp tập trung lực lượng tấn công, nghĩa quân rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá).

- Kết quả: thất bại.

* Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)

- Thời gian diễn ra: 1883 - 1892

- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật

- Địa bàn hoạt động: vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…

- Diễn biến chính:

+ Nghĩa quân nhiều lần đẩy lui các đợt tấn công, càn quét của địch; từng bước mở rộng địa bàn chiến đấu.

+ Từ năm 1888, Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần.

- Kết quả: cuối năm 1892, khởi nghĩa thất bại.

* Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

- Thời gian diễn ra: 1885 - 1896

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng,…

- Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Diễn biến chính:

+ 1885 - 1888, hoạt động chính của nghĩa quân là xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp.

+ 1888 - 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

- Kết quả:

+ Thực dân Pháp phải tập trung binh lực nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời, chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô 

+ Khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã. Tuy thất bại

Câu hỏi trang 85 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Hãy thể hiện những diễn biến chính của khởi nghĩa nông dân Yên Thế trên trục thời gian và trình bày trước lớp.

Trả lời:

Soạn Lịch sử 8 Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Lập bảng và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian

Người lãnh đạo

Căn cứ/địa bàn

Kết quả

Ý nghĩa

         

Trả lời:

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian Người lãnh đạo Căn cứ, địa bàn Kết quả

Ý nghĩa

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) Nguyễn Thiện Thuật Khu vực Bãi Sậy Khởi nghĩa thất bại

- Là cuộc khởi nghĩa đặc biệt quan trọng của nhân dân ở đồng bằng Bắc Kỳ.

- Đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu về kháng chiến trong địa hình đất hẹp và người đông đúc.

Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) Phan Đình Phùng cùng các tướng lĩnh

- Các căn cứ chính: Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh)

- Địa bàn hoạt động: các huyện miền Tây của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Khởi nghĩa thất bại Được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương.
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) Phạm Bành và Đinh Công Tráng Căn cứ chính: Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) Khởi nghĩa thất bại

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường và bất khuất của dân tộc, góp phần làm chậm lại quá trình bành trướng của thực dân Pháp.

- Để lại bài học quan trọng về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau này.

Câu 2. Theo em, cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao?

Trả lời: 

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương vì:

- Quy mô của khởi nghĩa rộng lớn, bao gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

- Tổ chức khởi nghĩa có trình độ quy củ, được chia thành 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người và được chỉ huy bởi các tướng lĩnh tài ba.

- Khởi nghĩa kéo dài trong 11 năm từ năm 1885 đến năm 1896, đóng góp to lớn cho phong trào đấu tranh chống Pháp dưới lá cờ Cần Vương.

- Thất bại của khởi nghĩa đánh dấu sự kết thúc của phong trào này trong cuộc chiến chống Pháp.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

Trả lời:

Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có những điểm giống và khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương như sau:

* Giống nhau:

- Cùng là những cuộc khởi nghĩa yêu nước, đòi đánh đuổi quân thù xâm lược và phản bội chủ quyền.

- Cùng có sự tham gia đông đảo của nông dân và các tầng lớp nhân dân khác.

- Cùng không thành công trong việc đánh đuổi quân thù và giành lại độc lập cho đất nước.

* Khác nhau:

 

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Người lãnh đạo Các Văn thân sĩ phu đấu tranh yêu nước dưới lá cờ Cần Vương.

Lãnh đạo là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám), dẫn dắt đông đảo người nông dân tham gia cuộc khởi nghĩa.

Mục tiêu Nhằm giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của Pháp. Khát khao xây dựng một cuộc sống bình đẳng và đơn giản về kinh tế và xã hội.
Địa bàn hoạt động Hoạt động trên diện rộng ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Tổ chức và hoạt động chủ yếu ở vùng núi Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang.
Tính chất Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp. Là phong trào nông dân tự phát, không có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh Cần Vương.
Thời gian hoạt động Phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc trước phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Phát triển qua ba giai đoạn và kết thúc trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Câu 4. Từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đấu tranh giành độc lập sau đó, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Trả lời:

Sau thất bại của phong trào Cần Vương, ta rút ra những bài học quý giá như sau:

- Cần tập trung và hội tụ dân chúng thành một thể, với phương hướng hoạt động và chiến lược rõ ràng, phù hợp.

- Tìm được niềm tin của nhân dân, coi họ như nguồn gốc của sức mạnh.

- Xây dựng đoàn kết, sức mạnh chung của nhân dân, không phân biệt vùng miền hay tôn giáo.

- Đốt lên ý chí quyết tâm của quần chúng chống lại kẻ thù ngoại xâm.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/03/2023 - Cập nhật : 14/03/2024