logo

Soạn Lịch sử 8 Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam

Lý thuyết Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam

Mở đầu trang 86 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Vậy bối cảnh nào thúc đẩy Người sang phương Tây? Con đường và những hoạt động của Người có gì khác so với các nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?

Trả lời:

* Bối cảnh thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:

- Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa.

- Đất nước bị mất độc lập, chủ quyền, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

- Sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.

- Nhiều yếu tố của văn minh phương Tây đã được du nhập vào Việt Nam => ánh sáng văn minh phương Tây đã thôi thúc Nguyễn Tất Thanh sang đây để “xem các nước làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu “điều gì ẩn náu sau những chữ Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

* Điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các nhà yêu nước tiền bối:

- Khác biệt về hướng đi:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: Hướng sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc).

+ Nguyễn Ái Quốc: Hướng sang phương Tây (các nước đế quốc hùng mạnh của thời đại, trong đó có nước Pháp)

- Khác biệt về mục đích:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: cầu viện, nương nhờ, vận dụng mô hình học tập vào Việt Nam để giành độc lập dân tộc.

+ Nguyễn Ái Quốc: tìm hiểu cách thức, phương pháp để giải phóng dân tộc.

- Cách thức tiếp cận chân lý:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản gián tiếp qua tân thư, tân báo, tân văn; không tiến hành khảo sát trên diện rộng để có cái nhìn phổ quát.

+ Nguyễn Ái Quốc: Tiến hành khảo sát trên diện rộng (đi qua nhiều nước, nhiều châu lục, trong đó Nguyễn Tất Thành đã dừng chân khá lâu ở Anh, Pháp, Mĩ); trải qua quá trình lao động thực tiễn.

Câu hỏi trang 88 Lịch Sử 8

Câu hỏi 1: Quan sát hình 19.2 và khai thác tư liệu trên, em biết được điều gì về tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Trả lời:

Tình cảnh người lao động Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

- Người lao động phải làm việc trong các hầm mỏ, điều kiện làm việc tồi tàn

- Bị áp bức, đặc biệt là người nông dân.

- Làm mọi công việc nặng nhọc, chịu mọi thứ lao dịch,…mất mùa, đói kém

- Bị thực dân cai trị, phong kiến, nhà thờ áp bức

Câu hỏi 2: Hãy nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Về chính trị: Quyền lực nằm trong tay người Pháp. Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

- Về kinh tế: Việt Nam trở thành nơi khai thác tài nguyên thiên nhiên, cung cấp sức lao động rẻ mạt và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp. Kinh tế Việt Nam vì thế vẫn phát triển chậm chạp, què quặt, lạc hậu, ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.

+ Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

- Tác động về văn hóa:

+ Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam

+ Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)

Câu hỏi trang 89 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã có những hoạt động yêu nước nào trong những năm đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

* Một số hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu:

+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập ra Duy tân hội, với mục đích đấu tranh để lập ra một nước Việt Nam độc lập.

+ Năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức phong trào Đông Du, đưa các thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, chờ đợi thời cơ chống Pháp. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã.

+ Năm 1912, tại Quảng Đông (Trung Quốc), Phan Bội Châu cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội với mục đích: Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.

* Một số hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh:

- Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”

+ Mở mang công thương nghiệp, phát triển sản xuất, mở trường học kiểu mới

+ Tổ chức diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, đã phá hủ tục lạc hậu, hô hào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, chế giễu bọn quan tham...

- Phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kì (1908)

- Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh, phong trào tan rã.

Câu hỏi trang 90 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Hãy tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917. Vì sao Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối?

Trả lời:

- Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917):

+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.

+ Trong những năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những chuyển biến mạnh mẽ

- Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối, vì:

+ Trong hoàn cảnh mất nước, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta nổ ra liên tục song đều không giành được thắng lợi, Nguyễn Tất Thành mặc dù rất khâm phục các nhà yêu nước và cách mạng tiền bối nhưng không tán thành đường lối đấu tranh của họ mà quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Lập và hoàn thành bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây) về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.

Trả lời:

Lĩnh vực

Tác động

Chính trị

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp điều hành và chi phối, với mục đích là nhằm tăng cường ách áp bức bóc lột, kìm hãm sự phát triển, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho đất nước tư bản Pháp.

- Chính sách của Pháp trong việc tổ chức cai trị bộ máy nhà nước Việt Nam vô cùng chặt chẽ, nặng nề, thẳng tay xuống tận nông thôn.

Kinh tế

- Tác động tiêu cực:

+ Vơ vét cạn kiệt hết nguồn tài nguyên đất nước.

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, bị kìm kẹp, không có sự phát triển.

+ Công nghiệp phát triển từng phần nhỏ chủ yếu phát triển ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng thiếu trầm trọng.

+ Dần Việt Nam trở thành nước chuyên cung cấp thị trường nguyên – nhiên liệu và và trở thành nước độc chiếm của Pháp.

- Tác động tích cực:

+ Nhờ vậy mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu du nhập vào nước ta, nó mang lại nhiều tiến bộ, đem lại nhiều lợi ích hơn so với phương thức sản xuất phong kiến cũ. Dẫn tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực thành phố lớn ví dụ: Hà Nội, Sài Gòn,…

Văn hóa, giáo dục

 Đưa các tầng lớp người sang để kìm hãm nhân dân. Bắt buộc đưa tiếng Pháp vào chương trình học.

Câu 2. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời: 

 * Giống nhau:
- Đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân mong muốn tìm con đường cứu nước để giải phóng dân tộc.

- Đều đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản

- Được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình, đông đảo của quần chúng nhân dân khắp cả nước.

- Nhưng cả hai đều thất bại do sự hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng, thiếu đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn.

- Phạm vi: hoạt động cả trong và ngoài nước.

* Khác nhau:
- Phan Bội Châu theo hướng chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh đỏ đế quốc Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện đầu tiên, kiên quyết để thực hiện duy tân đổi mới, phát triển đất nước.

- Phan Châu Trinh đi theo hướng chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đổi mới đất nước, cải cách dân chủ. Xong mới tạo tiền đề để giải phóng dân tộc.

Câu 3. Sưu tầm tư liệu (câu chuyện, hình ảnh hoặc con tem, bài thơ, bài hát, câu nói,...) và viết bài thể hiện suy nghĩ của em (khoảng 7 - 10 câu) về một trong ba nhân vật lịch sử trong bài. Em rút ra được bài học gì từ nhân vật đó?

Trả lời:

* Phan Bội Châu

Phan Bội Châu có hiệu là Hải Thụ. Ông còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán, Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán …Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”. Ông là thủ lĩnh của Phong trào Đông Du, kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập nước nhà.  

Viết bài thể hiện suy nghĩ của em (khoảng 7 - 10 câu) về một trong ba nhân vật lịch sử trong bài. Em rút ra được bài học gì từ nhân vật đó?

Phan Bội Châu đã nêu rõ nhiệm vụ đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “cứu nước để cứu dân”. Không chỉ vậy ông còn là một nhà nho học. Ông có nhiều bài thơ nổi tiếng được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm. Tiêu biểu: Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri, Bài thuốc chữa bệnh dân nghèo,… Qua đây mà bản thân em rút ra được bài học các ông cha ta đã một long hy sinh cất công dựng nước thì ta phải giữ lấy nước.

* Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng của Việt Nam. Với tư tưởng tiên tiến, ông đã truyền đạt những ý tưởng cách mạng, góp phần đánh thức nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do. 

Viết bài thể hiện suy nghĩ của em (khoảng 7 - 10 câu) về một trong ba nhân vật lịch sử trong bài. Em rút ra được bài học gì từ nhân vật đó?

Bài học quý giá mà em học được từ Phan Châu Trinh là về sự dũng cảm và hy sinh cho tình yêu đất nước. Dù phải chịu đựng những khó khăn, trắc trở và cả những lời đe dọa, ông vẫn kiên trì theo đuổi tư tưởng cách mạng và luôn nỗ lực để đem lại cho dân tộc những lợi ích tốt nhất. Phan Châu Trinh đã cho thấy cho chúng ta rằng, một con người đích thực phải có tâm hồn yêu nước và trách nhiệm với đất nước, đồng thời phải sẵn sàng hy sinh cho mục đích cao cả của nhân dân.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam sách Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/03/2023 - Cập nhật : 14/03/2024