logo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử (trang 103, 110)

Hướng dẫn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử trang 103, 110 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử (trang 103, 110)

1. Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Ứng cử là phương thức lựa chọn người đại diện thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.

b. Mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ mười tám tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân

c. Trong một số trường hợp đặc biệt, cử tri được nhờ người khác bầu cử thay.

d. Việc bỏ phiếu phải được công khai trước sự chứng kiến của các thành viên Tổ bầu cử

e. Người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì bị tước quyền bầu cử.

Trả lời:

a. Không đồng tình vì: ứng cử là hình thức bản thân người đó tự ghi tên mình vào danh sách cử viên chứ không phải do người khác lựa chọn người đại diện thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.

b. Không đồng tình vì Mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cửđủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

c. Đồng tình vì: Trong một số trường hợp đặc biệt, cử tri được nhờ người khác bầu cử thay được quy định tại Điều 69 của Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân, đó là trường hợp: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

d. Đồng tình vì: Việc bỏ phiếu phải được công khai trước sự chứng kiến của các thành viên Tổ bầu cử là nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai và trung thực và đảm bảo quyền dân chủ của công dân. Nếu việc bỏ phiếu kín đáo sẽ dẫn đến gian lận, không trung thực với kết quả bầu cử.

e. Không đồng tình vì Người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn có quyền bầu cử.


2. Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật sau:

a. Anh V (19 tuổi) tự mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân để ra sức giúp ích cho địa phương.

b. Cô Q vận động tất cả cử tri thành viên trong gia đình và hàng xóm đi bầu cử.

c. Bà N phản bác những luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội về bầu cử, ứng cử trong quá tình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

d. Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở riêng của chị P (một người khuyết tật vận động) để chị có thể bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trả lời:

a. Hành vi của anh V là vi phạm quy định về quyền bầu cử, ứng cử vì anh V 19 tuổi chi được phép bầu cử, từ đủ 21 tuổi trở lên mới được phép ứng cử.

b. Hành vi của cô Q là tấm gương sáng khi vận động tất cả cử tri thành viên trong gia đình và hàng xóm đi bầu cử để thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân. Như vậy kết quả bầu cử sẽ mang tính khách quan hơn.

c. Hành vi của bà N thật đáng khen ngợi, bà N biết đâu là thông tin đúng, đâu là luận điệu xuyên tạc không đúng sự thật về quá tình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Từ đó bà N có quyết định của riêng mình trong lá phiếu bầu cử đảm bảo tính trung thực và khách quan.

d. Hành vi của tổ bầu cử là đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Nhờ có tổ bầu cử mà chị P bị khuyết tật không thể đi lại được nhưng vẫn được thể hiện nguyện vọng của mình trên lá phiếu bầu cử.


3. Em hãy cho biết trường hợp nào dưới đây được quyền bầu cử, ứng cử/trường hợp nào không có quyền bầu cử, ứng cử và giải thích

a. Anh P 50 tuổi, bị bệnh tâm thần.

b. Bà G (90 tuổi) do sức yếu nên không thể đi lại được

c. Ông C bị ung thư và đang điều nội trú tại Bệnh viện K.

d. Chị Q đang bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh T khởi tố bị can về hành vi, lừa đảo chiếm đoạt sản

e. Y bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do có hành vi gãy rối trật tự nơi công cộng theo quyết định của Toà án nhân dân huyện M.

Trả lời:

- Các trường hợp được quyền bầu cử, ứng cử: b, c, d vì:

b. Bà G (90 tuổi) do sức yếu nên không thể đi lại được nhưng bà vẫn còn minh mẫn nên tổ bầu cử sẽ có biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện cho bà G thực hiện quyền bầu cử như: mang hòm phiếu đến tận nhà hoặc đưa đón bà G đến nơi bỏ phiếu.

c. Ông C bị ung thư và đang điều nội trú tại Bệnh viện K vẫn hoàn toàn minh mẫn, ông G có thể bầu cử tại bệnh viện.

d. Chị Q đang bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh T khởi tố bị can về hành vi, lừa đảo chiếm đoạt sản nên không có quyền bầu cử/ứng cử.

- Các trường hợp không được quyền bầu cử, ứng cử: a, e vì:

a. Anh P bị mắc bệnh tâm thần nên không có năng lực hành vi dân sự, do đó không có quyền bầu cử, ứng cử.

e. Anh Y đang chấp hành bản án của Tòa án, chỉ khi nào được xóa án tích thì anh Y mới có quyền bầu cử.


4. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

a. Anh K muốn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện ứng cử theo luật định nên anh K đã liên hệ với một số đối tượng để hợp thức hoá hồ sơ giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích trên. Khi biết được thông tin, chị N đã tố cáo hành  của anh K đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền đã quyết định không đưa anh A vào danh sách ứng cử viên vì không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

b. Để người dân trên địa bàn hiểu và thực hiện được quyền công dân của mình, trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban nhân dân xã P đã tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử. Nhờ vậy, tỉ lệ cử tri xã P đi bầu đạt 99,9%.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của anh K, chị N và Ủy ban nhân dân xã P?

- Em cần làm gì để góp phần bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?

Trả lời:

a. - Việc làm của anh K hợp thức hoá hồ sơ giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương là vi phạm quy định về quyền bầu cử, ứng cử. 

- Việc chị N tố cáo hành vi của anh K đến cơ quan có thẩm quyền là hoàn toàn đúng nhằm đảm bảo tính minh bạch và nghiêm túc, chọn được người tài giỏi về năng lực và đạo đức để lãnh đạo đất nước.

b. Uỷ ban nhân dân xã P đã tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử là rất kịp thời và đảm bảo quyền của công dân. Kết quả cho thấy tỉ lệ cử tri xã P đi bầu đạt 99,9% là vô cùng hiệu quả.

* Để góp phần bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, chúng ta cần:

- Nâng cao ý thức tìm hiểu các quy định của pháp luật về bầu cử, ứng cử.

- Nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bầu cử và ứng cử cho người thân, bạn bè…


5. Em hãy viết đoạn văn ngắn phê phán một số hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử, sau đó, trình bày trước lớp.

>>> Xem trả lời


6. Em hãy cùng các bạn làm một sản phẩm tuyên truyền (báo tường, cẩm nang/sổ tay bằng giấy hoặc những hình thức khác,...) một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử.

>>> Xem toàn bộ: Soạn kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử trang 103, 110 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/04/2023 - Cập nhật : 21/07/2023