logo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (trang 89, 96)

Hướng dẫn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trang 89, 96 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo


1. Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình

b. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân.

c. Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển.

d. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là nghĩa vụ của công dân.

e. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa là các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

Trả lời:

a. Đồng tình vì: Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình nhưng phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật và không lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật.

b. Đồng tình vì: quyền tự do, dân chủ của công dân là quyền cơ bản nhất, từ đó mà Nhà nước mới xây dựng các quyền khác chi tiết hơn như: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do ngôn luận,…

c. Đồng tình vì: nước ta có 54 dân tộc sinh sống ở nhiều vùng miền khác nhau, nhiều dân tộc sống ở địa bàn biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận giáo dục và kinh tế lạc hậu hơn. Vì thế phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát triển.

d. Đồng tình vì: mỗi cá nhân phải thực hiện quy định của Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo, tôn trọng và không phân biệt giữa các dân tộc, tôn giáo.

e. Đồng tình vì: Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, chữ viết riêng, có phong tục tập quán riêng. Vì vậy chúng ta phải tôn trọng ngôn ngữ, chữ viết của họ để bảo tồn di sản.

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (trang 89, 96)

2. Em hãy nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:

a. Gia đình anh A có hành vi cản trở, ngăn cấm anh A trở thành tín đồ của tôn giáo M (đang hoạt động hợp pháp) mặc dù anh rất thích và muốn gia nhập.

b. Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh V và chị H tham gia dự án của tỉnh K về giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ê - đê.

c. Anh K biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn im lặng như không biết.

Trả lời:

a. Hành vi của gia đình anh A là không đúng vì mỗi người có quyền được lựa chọn theo tôn giáo của mình miễn là tôn giáo đó hợp pháp.

b. Hành vi của anh V và chị H rất đang khen ngợi, Đây là một trong những việc làm nhằm giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ê - đê, giữ gìn bản sắc dân tộc đang bị mai một.

c. Hành vi của anh K im lặng khi biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là không đúng vì điều này sẽ làm hại đến các tôn giáo khác.


3. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

     Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, gia đình của chị A đã khuyên chị không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để kiếm việc. Tuy nhiên, chị A vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ phát triển văn hóa, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu hỏi:

- Việc làm của chị A có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc không? Vì sao?

- Em có thể làm gì để góp phần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?

Trả lời:

- Việc làm của chị A hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc vì: vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có điều kiện khó khăn, trẻ em ít được đi học. Việc làm của chị A sẽ góp một phần công sức bé nhỏ phát triển văn hóa, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Để góp phần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo chúng ta có thể:

+ Tham gia tuyên truyền về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

+ Tìm hiểu về nền văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc để hiểu nhau hơn.

+ Tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người.

+ Tham gia vào các hoạt động xã hội như từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.


4. Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp sau:

Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, gia đình anh A phản đối vì cho rằng chị B không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, cán bộ xã nơi anh A sinh sống đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Sau khi được giải thích, gia đình anh A đã hiểu và đồng ý cho hai anh chị kết hôn.

Trả lời:

Hành vi gia đình anh A phản đối anh A và chị B tiến tới hôn nhân vì không cùng tôn giáo là hành vi không tôn trọng tôn giáo khác. Sau khi được cán bộ giải thích thì gia đình anh A đã hiểu và tôn trọng tôn giáo khác và đồng ý cho hai người kết hôn.

>>> Xem toàn bộ: Soạn kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trang 89, 96 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/04/2023 - Cập nhật : 21/07/2023