logo

Khoáng sản Cao Lanh là gì?

Câu hỏi: Khoáng sản Cao Lanh là gì?

Trả lời: 

- Cao Lanh (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp kaolin /kaɔlɛ/) là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng vật Kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit, thạch anh,...

- Khi gặp nước, Kaolin sẽ thành chất dẻo, dễ định hình. Còn khi gặp nhiệt độ cao, chúng sẽ hóa rắn.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về Cao Lanh , hãy cũng Top lời giải  tìm hiểu chi tiết hơn nhé!


1. Cao Lanh là gì? Sự thật về cao lanh ít người biết 

Khoáng sản Cao Lanh là gì?

Cao Lanh - Món quà từ lòng đất

- Kaolin (cao lanh) là loại đất sét màu trắng, nằm sâu dưới đất cát do thủy triều hoặc phong hóa tạo nên. Cái tên kaolin có nguồn gốc từ cách gọi Cao Lĩnh thổ (đất Cao Lĩnh) – một vùng đồi ở Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Quốc. Khi gặp nước, kaolin dính dẻo, dễ định hình. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, loại đất sét này lại thành thể rắn.

- Kaolin không chỉ là nguyên liệu làm gốm sứ, nó còn ứng dụng được trong làm đẹp. Kaolin chứa nhiều khoáng chất có lợi cho da. Trong đó, điển hình là kẽm với tác dụng kháng viêm, thúc đẩy quá trình phát triển tế bào, cân bằng sự điều tiết bã nhờn, hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn. Ngoài ra, nó còn chứa silic nhôm hiệu quả để làm liền sẹo và sát khuẩn, silica giúp kiềm dầu, còn canxi là thành phần chính tạo nên lớp biểu bì. Sử dụng kaolin sẽ mang lại tác dụng hút độc tố, cặn bã và cuốn đi lớp tế bào chết để các lỗ chân lông thoáng sạch, góp phần mang lại làn da tươi sáng hơn.

- Nhận ra khả năng khử trùng và làm sạch hiệu quả của kaolin, phụ nữ Châu Phi và Ai Cập cổ đại thường pha đất sét trắng với nước và mật ong để tạo hỗn hợp mặt nạ đắp lên da. Tại Việt Nam, phụ nữ quý tộc, vương phi trong cung đình Huế đều sử dụng phấn nụ làm từ cao lanh, thảo dược, hoa tươi. Họ không chỉ trang điểm bằng phấn nụ vào ban ngày để tạo lớp nền mịn màng tươi sáng mà còn thoa phấn khắp người để dưỡng da, làm mát vào ban đêm. Công thức tạo nên sản phẩm này vẫn được những người thuộc dòng dõi quý tộc triều Nguyễn lưu giữ và tiếp tục sản xuất đến tận bây giờ.


2. Tính chất hóa lý của Cao Lanh 

Đất Cao Lanh khi có nước thì sẽ trở nên rất dẻo, tuy nhiên chúng không hề có hiện tượng co giãn. Tính chất này cũng là tính chất đầu tiên mà con người biết đến về đất cao lanh. Để sử dụng đất Cao Lanh thì người ta thường nung chảy nó ra để có thể định hình và tạo ra sản phẩm. Đối với đất Cao Lanh thì để có thể nung chảy được chúng thì bạn cần sử dụng nhiệt độ từ 1.750oC đến 1.787oC. Lưu ý rằng khi bạn nung chảy đất Cao Lanh ra thì chúng sẽ có hiện tượng tích tụ nhiệt ở khoảng 510 đến 600oC.

Khoáng sản cao lanh là gì? (ảnh 2)
Đất Cao Lanh sẽ tan chảy ở một nhiệt độ nhất định

 


3. Ứng dụng của Kaolin

3.1. Lĩnh vực sản xuất đồ gốm

Kaolin dùng trong lĩnh vực sản xuất đồ gốm được phân loại theo độ chịu lửa, hàm lượng Al2O3 + TiO2, nhiệt độ thiêu kết, hàm lượng oxit nhuộm màu, độ dẻo, mật độ xâm tán và hàm lượng các bọc lớn.

+ Dựa vào nhiệt độ chịu lửa, Kaolin được phân thành loại chịu lửa rất cao (trên 1.750oC), cao (trên 1.730oC), vừa (trên 1.650oC) và thấp (trên 1.580oC).

+ Theo thành phần Al2O3 + TiO2, ở trạng thái đã nung nóng Kaolin được phân thành loại siêu Bazơ, Bazơ cao, Bazơ, hoặc Axit.- Theo độ thiêu kết, phân thành loại thiêu kết nhiệt thấp (tới 1.100oC), thiêu kết nhiệt độ trung bình (1.100-1.300oC) và thiêu kết nhiệt độ cao (trên 1.300oC).

+ Ngoài ra, người ta còn dựa vào hàm lượng oxit nhuộm màu để phân ra các loại khác nhau, hoặc dựa vào tính dẻo chia thành các loại Kaolin có tính dẻo cao, dẻo vừa, dẻo thấp, ít dẻo và không dẻo. Độ xâm tán cũng là một trong số các tiêu chuẩn quan trọng phân loại nguyên liệu Kaolin sử dụng trong công nghiệp gốm.

- Để đánh giá chất lượng của Kaolin cho một ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm, nhất thiết phải dựa theo yêu cầu hoặc điều kiện kỹ thuật của ngành đó. Ví dụ: nguyên liệu tốt nhất để chế tạo đồ gốm chịu Axit là Kaolin không được chứa các bọc Calcit, thạch cao, Pyrit, vật liệu xâm tán thô và không chứa nhiều cát, phải có khả năng dính kết và độ dẻo cao. Hàm lượng Oxit sắt đối với sản phẩm quan trọng không được quá 1,5%, còn đối với sản phẩm ít quan trọng thì không được quá 3%. Hàm lượng Oxit calci không quá 1% đối với sản phẩm quan trọng và không quá 2% đối với sản phẩm ít quan trọng.

3.2. Sản xuất giấy

- Trong công nghiệp sản xuất giấy, kaolin được sử dụng như một chất độn làm giấy tăng độ kín, tăng độ ngấm mực in, tăng bề mặt nhẵn và giảm độ thấu ngang.

- Thông thường, cứ khoảng 250 – 300kg kaolin sẽ dùng cho 1 tấn giấy. Và chất lượng kaolin được sử dụng phải có độ phân tán, độ trắng, mức độ đồng đều của các hạt TE nhất định.

3.3. Trong sản xuất da nhân tạo (giả da)

Kaolin có tác dụng làm tăng độ bền, độ đàn hồi. Để làm chất độn da nhân tạo, Kaolin qua rây No15 phải có độ trắng > 85%, hàm lượng Fe2O3 < 0,75%, SO4- < 0,4%; độ ẩm < 5%.

3.4. Làm đẹp, thẩm mỹ

Ứng dụng của kaolin trong làm đẹp, thẩm mỹ: Trong bột kaolin có rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe da mặt, giúp cải thiện làn da một cách đáng kể. Do đó, chúng rất được yêu thích trong công nghệ làm đẹp, thẩm mỹ nhờ những ưu điểm nổi bật như:

+ Kaolin giúp điều tiết, hấp thụ, thải độc dầu nhờn dư thừa và bụi bẩn trên da mặt

+ Làm dịu các nốt bị sưng, tấy đỏ

+ Kích thích xây dựng, tái sinh tế bào mới tái tạo da hiệu quả

+ Ngăn ngừa sẹo thâm trên da mặt của bạn

Ngoài ra, cao lanh còn được ứng dụng trong sản xuất da nhân tạo, sơn, xà phòng, thuốc trừ sâu, đĩa mài, xi măng trắng, chất trám trong xây dựng, nhôm kim loại, phèn nhôm,…

icon-date
Xuất bản : 31/12/2021 - Cập nhật : 03/01/2022