logo

Bằng kiến thức địa lý em hãy giải thích câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”

Câu hỏi: Bằng kiến thức địa lý em hãy giải thích câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”

Trả lời:

Nước chảy đá mòn thì lực tác dụng lên cục đá là lực đẩy của nước và lực ma sát giữa nước và đá. Nếu tác dụng lực này lâu ngày lên cục đá thì bề mặt của cục đá sẽ bị biến dạng. Nhưng cục đá phải đứng yên 1 chỗ, cần một khoảng thời gian dài mới có thể làm được. Nhưng cũng phụ thuộc vào dòng chảy của nước là mạnh hay yếu (lực tác dụng lên cục đá là mạnh hay yếu hoặc tùy vào khối lượng của nước). Nghĩa của câu nói trên là: Đá thì cứng mà còn bị nước là một loại chất lỏng không hình không dáng làm thay đổi chính mình. Nên không có gì là khó, muốn làm nên tất cả thì phải có sự kiên trì và thời gian để trau dồi nhiều thứ hơn cho bản thân mình. Một phần cũng giống với câu tục ngữ ''Có công mài sắt có ngày nên kim"

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung bài Tác dụng của ngoại lực và nội lực để hiểu hơn về tục ngữ “nước chảy đá mòn” nhé

1. Nội lực và ngoại lực 

a. Nội lực 

Nội lực hay còn gọi là lực bên trong là lực sinh ra bên trong trái đất, nguyên nhân chính của nội lực là các nguồn năng lượng bên trong trái đất, chẳng hạn như: năng lượng phân rã phóng xạ, sự dịch chuyển và sắp xếp.

Vật chất cấu tạo nên trái đất theo lực hấp dẫn, lực ma sát của vật chất … Nội lực di chuyển các mảng kiến ​​tạo của thạch quyển, hình thành nên các dãy núi, có thể tạo ra các đứt gãy và gây ra động đất, núi lửa …

Bằng kiến thức địa lý em hãy giải thích câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”

b. Ngoại lực 

Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu gồm 2 quá trình: phong hoá các loại đá và xâm thực (do nước chảy, gió).

2. Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực

Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Nội lực có xu hướng tạo những dạng địa hình lớn làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề, còn ngoại lực thường có xu hướng san bằng các dạng địa hình,…

=> Do đó, nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Mối quan hệ giữa nội lực - ngoại lực được biểu hiện ngay từ cái tên của chúng.

Bằng kiến thức địa lý em hãy giải thích câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn” (ảnh 2)

Trong đó, định nghĩa nội lực được phát biểu như sau:

Nội lực trong địa chất học là những lực sinh ra ở bên trong lõi Trái Đất, làm cho các lớp đá mắc ma bị uốn nếp, đứt gãy. Chúng tạo ra hiện tượng núi lửa phun trào và động đất. Trái với ngoại lực, nội lực làm nâng cao và làm bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.

3. So sánh nội lực và ngoại lực

Chúng ta cùng xem giữa nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau và khác nhau như thế nào qua việc so sánh nội lực và ngoại lực nhé.

* Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực:

Có thể thấy ngay điểm giống nhau của nội lực và ngoại lực đó là đều là lực tác động lên Trái Đất.

* Điểm khác nhau giữa nội lực và ngoại lực:

- Điểm khác nhau đầu tiên giữa nội lực và ngoại lực đó là nơi sinh ra hai lực này. Nội lực được sinh ra từ bên trong trái đất còn ngoại lực sinh ra bên ngoài trái đất.

 Về nguyên nhân sinh ra, nội lực hay các lực bên trong sinh ra do một số nguyên nhân như do sự dịch chuyển và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất hay do sự phân hủy của các chất phóng xạ,…Còn đối với ngoại lực nguyên nhân sinh ra chủ yếu do nguồn bức xạ của mặt trời.

- Điểm khác nhau tiếp theo phải kể đến đó là kết quả sinh ra nội lực và ngoại lực. Việc sinh ra nội lực làm cho bề mặt trái đất nhô lên còn ngoại lực sẽ làm cho bề mặt Trái Đất có xu hướng phẳng lại.

Về quá trình tạo ra nội lực là trải qua quá trình vận động. Đối với ngoại lực sẽ phải trải qua bốn quá trình đó là bóc mòn, bồi tụ, phong hóa, vận chuyển.

=> Như vậy, qua việc so sánh nội lực và ngoại lực bạn đọc đã có thể biết được những điểm giống và khác nhau của hai loại lực này rồi.

icon-date
Xuất bản : 26/01/2022 - Cập nhật : 04/02/2022