logo

Đại dương nào sâu nhất trên thế giới?

Câu hỏi: Đại dương nào sâu nhất trên thế giới?

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương

C. Bắc Băng Dương

D. Ấn Độ Dương

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Thái Bình Dương

Thái Bình Dương là đại dương sâu nhất thế giới.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Thái Bình Dương nhé

1. Sơ lược về Thái Bình Dương

Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất Thế Giới, nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương (hay châu Nam Cực phụ thuộc định nghĩa) ở phía nam, bao quanh là châu Á và châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.

Thái Bình Dương chính là đại dương sâu nhất trên thế giới. Với Rãnh Mariana được biết là nơi sâu nhất trên trái đất. Rãnh đại dương sâu nhất trên thế giới nằm ở khu vực Tây Bắc của Thái Bình Dương, phía đông của đảo Mariana. Điểm sâu nhất có tọa độ 11°21′ Bắc và 142°12′ Đông. Rãnh này là ranh giới nơi hai mảng kiến tạo là mảng Thái Bình Dương và mảng Philippines. Rãnh có chiều dài khoảng 2.550 km (1.580 dặm) kéo dài từ đảo Mariana tới gần Nhật Bản. Chiều rộng trung bình rơi vào khoảng 69 km (khoảng 43 dặm).

Đại dương nào sâu nhất trên thế giới?

2. Nguồn gốc tên gọi Thái Bình Dương

Thái Bình Dương mỗi một chữ xuất hiện trước nhất vào niên đại 20 thế kỉ XVI, do nhà hàng hải trưởng quốc tịch Bồ Đào Nha Fernão de Magalhães và đội thuyền tàu của ông đặt tên đầu tiên. Ngày 20 tháng 9 năm 1519, nhà hàng hải Magalhães chỉ huy dẫn đạo đội thám hiểm do 270 thuỷ thủ hợp thành khởi hành từ Tây Ban Nha, vượt qua Đại Tây Dương, họ xông pha sóng gió hãi hùng, chịu hết gian khổ, rồi đến được mũi phía nam ở châu Nam Mĩ, tiến vào một eo biển. Eo biển này về sau đặt tên theo Magalhães vô cùng hiểm trở và ác liệt, đến chỗ đó là sóng lớn gió dữ và bãi cạn đá ngầm nguy hiểm. Chiến đấu hăng hái gian khổ trải qua 38 ngày, đội thuyền tàu cuối cùng đã đến được mũi phía tây của eo biển Magalhaes, nhưng mà lúc đó đội thuyền tàu chỉ còn lại ba chiếc tàu, thuyền viên của đội cũng đã mất đi một nửa.

Trải qua ba tháng lái thuyền gian khổ, đội thuyền tàu từ châu Nam Mĩ vượt qua đảo Guam, đến quần đảo Philippines. Đoạn hải trình này cũng không gặp phải sóng gió một lần nào nữa, mặt biển hoàn toàn yên ổn, không có tiếng động, hoá ra đội thuyền tàu đã tiến vào đới lặng gió xích đạo. Các thuyền viên từng dầu dãi sóng lớn ngất trời hứng thú nói rằng: "A! Đây đúng là Thái Bình Dương". Từ đó, mọi người đem mảnh đại dương giữa châu Mĩ, châu Á và châu Đại Dương này gọi là "Thái Bình Dương".

3. Những sự thật thú vị về Thái Bình Dương

  • Thái Bình Dương là nơi chứa ngọn núi cao nhất Trái đất

Đỉnh Everest là ngọn núi cao nhất thế giới tình từ mực nước biển, cao 8.848m. Nhưng nó vẫn thấp hơn so với Mauna Kea, một ngọn núi lửa hiện đã không còn hoạt động nằm dưới mực nước biển ở Hawaii, cao tới tận 10.210m.

  • Thái Bình Dương có hai vòng hải lưu lớn

Vòng quay của Trái đất và sự bố trí của các lục địa tạo ra hệ thống các dòng hải lưu tròn (gyres) rộng lớn với nhiệm vụ phân phối lại nhiệt từ Mặt trời và các chất dinh dưỡng cho nhiều dạng sống trong đại dương.

Hai trong số năm vòng hải lưu lớn trên thế giới xuất hiện trên Thái Bình Dương. Phía trên đường xích đạo có North Pacific Gyre chạy theo chiều kim đồng hồ từ California, Mỹ đến Nhật Bản.

Bên dưới là South Pacific Gyre, di chuyển theo hướng ngược lại. Các dòng hải lưu này thường luân chuyển rác của con người đi vòng quanh các đại dương. Thậm chí trên biển Thái Bình Dương còn hình thành một nơi gọi là "đảo rác".

  • Chứa điểm Nemo

Điểm Nemo, hay còn được gọi là Cực bất khả tiếp cận là điểm nằm trên đại dương xa đất liền nhất. Nơi cô độc nhất trên Trái Đất này thực tế chỉ là một điểm nằm giữa Thái Bình Dương, chứ không phải là một vùng đất hay hòn đảo nào cả. Nó cách nơi gần nhất có sự sống con người khoảng 2.688km. Chính vì vậy, điểm Nemo được các nhà khoa học chọn làm nơi “chôn” của các tàu vũ trụ khi kết thúc sứ mệnh. Tàu vũ trụ tiếp theo sẽ hạ cánh xuống đây chính là Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2024.

icon-date
Xuất bản : 09/02/2022 - Cập nhật : 11/02/2022