logo

Đại dương nào nhỏ nhất thế giới?

Câu hỏi: Đại dương nào nhỏ nhất thế giới?

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương

C. Bắc Băng Dương

D. Ấn Độ Dương

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Bắc Băng Dương

Đại dương nhỏ nhất thế giới là Bắc Băng Dương.

Giải thích:

Trên Trái Đất có 4 đại dương: Thái Bình Dương (179,6 triệu km2); Đại Tây Dương (93,4 triệu km2). Ấn Độ Dương (74,9 triệu km2). Bắc Băng Dương (13,1 triệu km2). Đại dương nhỏ nhất là Bắc Băng Dương (13,1 triệu km2).

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Bắc Băng Dương nhé!


1. Sơ lược về Bắc Dăng Dương

Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất trong 4 đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm. Có diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa Kỳ (vùng Alaska), Canada, Na Uy, Đan Mạch ( vùng đảo Greenland). Nhiệt độ và độ mặn của nó thay đổi theo mùa vào thời gian đóng băng và tan băng; độ mặn của nó có giá trị thấp nhất so với giá trị độ mặn trung bình của 5 đại dương lớn, do tốc độ bốc hơi thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông và suối lớn và có ít liên hệ với các đại dương và vực nước xung quanh.

Năm 1896, Fridtiof Nansen, một nhà thám hiểm - nhà khoa học người Na Uy lần đầu tiên vượt qua Bắc Băng Dương trên con tàu mang tên "the Fram" của ông với mục đích chinh phục Điểm Cực Bắc. Mãi đến năm 1969, Wally Herbert mới băng qua bề mặt của đại dương này, từ Alaska đến Svalbard bằng chó kéo xe và công thêm sự trợ giúp của máy bay. 


2. Hệ động thực vật tại Bắc Băng Dương

Bắc Băng Dương là nơi sinh sống của cá voi, hải mã, hải cẩu, cáo Bắc Cực, các loài chim săn mồi và đặc biệt là gấu Bắc Cực, chúng chủ yếu sống dựa vào nguồn thức ăn được cung cấp từ lòng đại dương.

Đại dương nào nhỏ nhất thế giới?
 Gấu Bắc Cực

Bắc Băng Dương có tương đối ít các loài thực vật ngoại trừ phytoplankton (sinh vật phù du biển). Phytoplankton là một phần quan trọng trong đại dương và là lượng sinh khối lớn ở Bắc Băng Dương, ở đây chúng ăn thức ăn từ các con sông và các dòng hải lưu của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tuy quanh năm bị bao phủ bởi băng, nhưng vào mùa hè, khi băng tan sẽ giải phóng chất dinh dưỡng từ những loại động vật sống trên băng, cùng với mặt trời chiếu sáng ngày đêm là điều kiện thích hợp cho thực vật phù du phát triển và sinh sản mạnh mẽ. Sự phát triển của tảo mang lại nguồn thức ăn dồi dào cho các sinh vật biển và cá, tạo nên nguồn thức ăn dồi dào dưới lòng đại dương. Nhiều loài cá được tìm thấy ở Bắc Băng Dương hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.


3. Vấn đề môi trường tại Bắc Băng Dương

Băng ở Bắc Băng Dương chia làm ba loại: băng vĩnh cửu, băng trôi (phần băng ở rìa của băng vĩnh cửu) và cuối cùng là loại băng hình thành vào mùa đông xung quanh các tảng băng trôi và các vùng đất quanh Bắc Băng Dương. Lượng băng ở Bắc Cực đang giảm do nhiệt độ của nước biển ngày càng tăng do sự nóng lên toàn cầu. Nhiều tảng băng vĩnh cửu đang tan chảy và mùa hè tạo thành băng trôi nhưng lại ít được tái tạo lại vào mùa đông, gây ảnh hưởng không ít đến những loài động vật sống tại đây.

Lớp băng ở Bắc cực đang mỏng dần, và trong một vài năm cũng có lỗ hổng theo mùa trong tầng ôzôn. Việc suy giảm khu vực phủ băng ở Bắc Băng Dương làm giảm suất phản chiếu trung bình của Trái Đất, có thể đẫn đến sự ấm lên toàn cầu theo cơ chế phản hồi tích cực. Một nghiên cứu chỉ ra rằng Bắc Cực có thể không còn băng lần đầu tiên trong lịch sử con người vào năm 2040.

Các nhà khoa học hiện đang quan tâm rằng nhiệt độ trái đất nóng lên ở Bắc Cực có thể làm cho một lượng lớn nước tan từ băng sẽ bổ sung thêm nước cho vùng Bắc Đại Tây Dương, có thể làm gián đoạn cơ chế hải lưu toàn cầu. Những thay đổi nghiêm trọng về khí hậu của Trái Đất có thể xảy ra sau đó.

Các vấn đề môi trường khác liên quan đến sự ô nhiễm phóng xạ của Bắc Băng Dương như các vị trí thải chất thải hạt nhân của Nga ở biển Kara và các vị trí thử nghiệm hạt nhân trong chiến tranh lạnh như Novaya Zemlya.

icon-date
Xuất bản : 09/02/2022 - Cập nhật : 11/02/2022