logo

Không khí gồm những thành phần nào?

Câu hỏi : Không khí gồm những thành phần nào?

Trả lời: 

Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.

[CHUẨN NHẤT] Không khí gồm những thành phần nào?

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về Không khí nhé!


1. Không khí là gì?

- Không khí là lượng chất khí luôn bao quanh chúng ta, không khí không có màu, không mùi, không vị, đây là một yếu tố quyết định sự sống của con người cũng như toàn bộ sinh vật sống trên trái đất.

- Không khí cung cấp cho động vật, thực vật trong môi trường nhỏ. Một khu rừng, trong phòng ở, hay rộng hơn là một thành phố, thì được gọi là không khí.

- Nếu ngừng hít thở trong vòng 3 phút, bạn có thể không thể sống được.


2. Không khí gồm những thành phần nào?

Không khí có 3 phần chính: Thành phần cố định, thành phần không cố định và thành phần có thể biến đổi.

- Thành phần có thể thay đổi: là thành phần chính của không khí, thường có các khí cố định như nito chiếm 78,09%; oxy chiếm 20,95% và khí trơ chiếm 0,93%.

- Thành phần không cố định: chứa khí cacbonic và hơi nước trong không khí. Hàm lượng của các thành phần này thường thay đổi theo điều kiện khí hậu cũng như theo mùa. Thành phần này làm thay đổi đến đời sống và sản xuất của con người.

- Thành phần không cố định: Tác động của con người gây ô nhiễm môi trường hình thành. Và Thiên nhiên xuất hiện những thiên tai đột ngột xuất gây nên các chất ô nhiễm mà hình thành.


3. Không khí sạch

- Không khí sạch là không khí có hàm lượng tạp chất rất thấp.

- Để có thể sử dụng nguồn không khí sạch bạn phải sử dụng những sản phẩm lọc không khí cho các hoạt động dân dụng

- Không khí sạch được dùng để làm:

- Trong y tế như cung cấp khí cho việc đóng gói sản xuất thuốc, sử dụng để cung cấp khí hỗ  trợ cho quá trình hô hấp của con người. 

- Trong chế biến đóng gói thực phẩm. Nguồn không khí sạch giúp đảm bảo quá trình hoạt động không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Trong ngành sản xuất các linh kiện điện tử yêu cầu sử dụng nguồn khí sạch không lẫn bụi bẩn để đảm bảo tối đa chất lượng của sản phẩm.


4. Ô nhiễm không khí

- Là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

- Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5).

- Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

- Nguyên nhân từ tự nhiên: bụi, gió, núi lửa phun trào, bão, lốc xoáy, thời điểm giao mùa (vào các tháng 10-11 thường kèm theo sương mù, việc này khiến cho các bụi mịn không không được giải phóng, bị giữ lại trong sương), cháy rừng ( Những vụ cháy rừng sẽ tạo ra các khí Nito Oxit rất lớn).

- Nguyên nhân từ con người (nhân tạo): hoạt động công, nông nghiệp, giao thông vận tải, hoạt động quốc phòng, dân sự, xây dựng cơ sở hạ tầngthu gom xử lý chất thải.


5. Các biện pháp bảo vệ môi trường

- Nâng cao ý thức xả thải khí ra môi trường chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả bằng việc hạn chế các phương tiện giao thông, xử lý khí thải tại các khu công nghiệp trước khi xả thải, hạn chế đốt rác…

- Thêm vào đó là việc con người tự ý thức , trồng nhiều cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, vệ sinh bảo dưỡng thiết bị định kỳ. 


6. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến

Thực vật

Làm các cây ăn trái rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính.

Mưa axit làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Làm cho việc nuôi trồng bị ảnh hưởng, giảm sản lượng, mất mùa…

Con người

Mắc bệnh về hô hấp, ung thư….

Khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.

Bụi mịn (PM 2.5) gây kích ứng niêm mạc, cản trở hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu oxy. Dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.

icon-date
Xuất bản : 12/12/2021 - Cập nhật : 13/12/2021