logo

Giải thích hiện tượng dòng sông bên lở bên bồi?

Câu hỏi: Giải thích hiện tượng dòng sông bên lở bên bồi?

Trả lời:

Hiện tượng dòng sông bên lở bên bồi nguyên nhân là do lực Côriôlit.

Lực Côriôlit là hệ quả của sự tự quay quanh mình của Trái Đất.

Khi Trái Đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu. Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay, v...v... Dòng sông bị tác dụng bởi lực Côriolit hướng về một phía của bờ sông, làm thay đổi hướng chảy, gây ra hiện tượng bên lở bên bồi..

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các hiện tượng xoay quanh dòng sông dưới đây nhé


Giải mã tại sao các dòng sông không bao giờ chảy theo đường thẳng.

Nếu không tính đến những con sông, hồ nhân tạo, thì có thể khẳng định rằng không có một hệ thống sông ngòi nào trên thế giới chảy theo đường thẳng. Nếu không tin, bạn có thể tự mình kiểm chứng bằng ứng dụng Google Earth của Google.

Đường thẳng là con đường ngắn nhất, nhưng các con sông có vẻ như... tự làm khó mình, khi liên tục uốn lượn kéo dài nghìn cây số. Và câu hỏi ở đây là: Tại sao?

Dưới góc độ khoa học, các dòng sông chảy không thẳng mà uốn khúc là do 2 nguyên nhân chính: địa hình và lực Côriôlit. Nguyên nhân về địa hình thì chắc cũng dễ hiểu. Dòng sông có xu hướng chảy từ nơi có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, những nơi có địa hình gồ ghề thì dòng sông sẽ uốn lượn. Lực Côriôlit là hệ quả của sự tự quay quanh mình của Trái Đất.

Khi Trái Đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu. Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay, v...v... Do đó mới có hiện tượng dòng sông uốn lượn, bên lở bên bồi.

Vào lúc bắt đầu hình thành dòng chảy, lòng sông thường không phẳng. Những nơi nước sông chảy qua, vì rất nhiều nguyên nhân, nên tốc độ chảy ở hai bên trái phải không hoàn toàn bằng nhau. Nơi này bờ sông lở một chút, nơi kia mất một cái cây, nơi khác nữa có thêm dòng nước chảy từ bên ngoài vào…

Những hiện tượng đó đều có thể làm cho tốc độ chảy của sông ở một nơi nào đó nhanh lên hoặc chậm đi. Đồng thời vật chất hai bên bờ cũng khác nhau, có nơi dễ bị phá vỡ, có nơi lại khá rắn chắc. Tất cả những cái đó đã làm cho lòng sông trở thành uốn khúc quanh co.

Giải thích hiện tượng dòng sông bên lở bên bồi chính xác nhất
Không có một hệ thống sông ngòi nào trên thế giới chảy theo đường thẳng

Một khi đã sinh ra khúc quanh, nó sẽ tiếp tục phát triển. Bởi vì hướng dòng nước là chảy thẳng vào bờ lõm, hơn nữa nước ở tầng trên cũng từ bờ lồi chảy vào bờ lõm, còn nước ở tầng dưới lại từ bờ lõm chảy ngang về phía bờ lồi làm cho bờ lõm bị phá hoại mạnh mẽ. Trong khi đó nước ở bờ lồi lại chảy tương đối chậm, năng lượng yếu. Vì thế ở phía bờ lõm, bùn cát dễ bị cuốn đi, lòng sông tương đối sâu, bờ sông dốc, trở thành nơi lý tưởng cho các bến cảng.


“Dòng sông bên lở…bên bồi..” : Văn học, âm nhạc cũng mang đậm chất Vật lý!

"Dòng sông bên lở ... bên bồi.." Có thể ít nhất, hơn một lần, bạn đã được nghe câu này trong giai điệu của những bài hát hoặc trong những đoạn văn, bài thơ ... Thế nhưng, có bao nhiêu người nghe mà đã hiểu hết cái ý nghĩa "Vật lý" chứa đựng trong nó ...

Từ vòng xoáy của nước trong bồn tắm.

Khi xả nước vào bồn tắm, nếu để ý, bạn sẽ thấy ở vùng gần nơi nước chảy xuống, vòng xoáy của nước nói chung là xoay ngược chiều kim đồng hồ. Nếu bạn cố tình dùng tay làm cho nước xoay theo chiều kim đồng hồ một lúc, nó sẽ xoay chậm dần, một lúc sau lại xoay ngược chiều kim đồng hồ. Bạn cứ làm thử xem, có thể sẽ làm cho bạn ngạc nhiên đấy!  

Chẳng lẽ nước lại có tính nết kỳ quặc như vậy?

Thực ra, chẳng phải nước có “tính nết” kỳ quặc như vậy đâu! có thể bạn không tin nhưng đó chính là trái đất tự xoay đã “dở trò” đấy.

Ngay từ hơn 150 năm trước một nhà vật lí học người Pháp tên là Coriolis đã chú ý đến hiện tượng này. Thuở ấy ông đang dạy học ở Học viện công nghệ Pháp, một dịp ngẫu nhiên đã khiến ông bắt đầu nghiên cứu sự chuyển động của vật thể trên bề mặt vật quay. Trái đất là một vật quay lớn, cứ 24 giờ nó quay một vòng, tại một điểm trên xích đạo, một ngày đã chuyển động 40000 kilômét, tốc độ hướng về đông vào khoảng 0,46km/s, nhưng ở Bắc Kinh một ngày lại đại thể chỉ cần chuyển động 30000 km, tốc độ hướng đông vào khoảng 0,35km/s. Như vậy, những vật thể ở bắc bán cầu trái đất nếu vị trí càng gần phía nam thì theo sự quay của trái đất, tốc độ sẽ càng lớn

Đến dòng chảy của con sông.

Giải thích hiện tượng dòng sông bên lở bên bồi chính xác nhất (ảnh 2)

Nếu có một dòng nước từ nam chảy về bắc, nó sẽ vì quán tính mà duy trì tốc độ hướng đông tương đối nhanh mà lệch về phía đông; còn nếu từ bắc chảy về  nam thì tốc độ hướng đông vốn có tương đối nhỏ, nó sẽ lệch về phía tây, giống như có ai đó đang đẩy chúng. Khi nước từ bốn phía chảy tới thì nước từ nam chảy tới bắc sẽ lệch về đông, nước từ bắc chảy  tới nam sẽ lệch về tây và sẽ chảy theo ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng tình hình trên, ở nam bán cầu sẽ ngược lại hoàn toàn. Corilis đã chú ý đến hiện tượng đó trước tiên và đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống từ lý luận tới thực nghiệm, người đời sau gọi loại lực làm hình thành vòng xoáy là lực Corilis.

Trong bồn tắm, chậu rửa tay vòng xoáy không dễ dàng làm người ta chú ý, bạn đừng vì thế mà cho rằng lực Corilis ảnh hưởng đối với đời sống con người không lớn. Ở bắc bán cầu bờ sông bên phải của sông ngòi bị bào mòn tương đối lớn, đó là vì lực Corilis đẩy nước sông chay theo hướng ngang.

icon-date
Xuất bản : 23/12/2021 - Cập nhật : 24/12/2021