logo

Kế hoạch giảng dạy Hóa 9 Theo công văn 5512

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ĐIỀU CHỈNH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

MÔN HÓA HỌC -  LỚP 9

Cả năm:  35 tuần (70 tiết)

Học kì I:  18 tuần (36 tiết)

Học kì II: 17 tuần( 34 tiết)

 

STT

TIẾT

CHƯƠNG/

BÀI HỌC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

SỬ DỤNG TBDH; ỨNG DỤNG CNTT

NỘI DUNG GD TÍCH HỢP

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

GHI CHÚ

HỌC KỲ I

1

1, 2

Ôn tập đầu năm

- Giúp HS hệ thống lại một số kiến thức cơ bản của lớp 8:

+ Các định nghĩa, khái niệm.

+ Cách  giải bài toán tính theo CTHH, PTHH (áp dụng nồng độ)

+ Các công thức chuyển đổi giữa n, m, v.

+ Tính chất hóa học của oxi, hiđro, nước.

- Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 0C.  

- Sử dụng được công thức:  

Giáo án Hóa 10 cơ bản theo Công văn 5512

để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 0C.

- Tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn KTKN

- Máy chiếu.

- Bảng phụ, bút dạ, nam châm.

 

 

 

Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

2

 

 

 

 

 

3, 4, 5

Chủ đề: OXIDE

 

- Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

- Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen.

  • Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/base (oxide acid, oxide base, oxide lưỡngtính, oxide trung tính).
  • Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base; nêu và giải thích được hiệntượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide.

- Tính % khối lượng của oxide trong hỗn hợp hai chất.

- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm, kẹp, giá ống nghiệm, pipet.

- Hộp hóa chất bài 1: TCHH của oxit. Khái quát sự phân loại oxit.

- Máy chiếu.

 

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Có trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường; đoàn kết, hợp tác cùng với cá nhân, cộng đồng tuyên truyền cùng góp sức giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường.

 

*Tinh giản:

- Tính chất, ứng dụng, điều chế CaO, SO2.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO2

 

 

 

 

3

 

6, 7, 8

 

Chủ đề: ACID 

- Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).

- Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương  trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid.

- Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH).

- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch acid HCl, H2SO4 trong phản ứng.

 

- Dụng cụ: khay, ống nghiệm, giá, kẹp ống nghiệm, panh, pipet, đèn cồn, bật lửa. 

- Hộp hóa chất bài 3: Tính chất hoá học của axit.

- Máy chiếu.

Tích hợp giáo dục đạo đức: nhận thấy trách nhiệm tuyên truyền để cộng đồng  biết cách bảo vệ kim loại, hợp tác cùng cộng đồng bảo vệ các công trình bằng kim loại, đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại,…

 

*Tinh giản:

+ H2SO4 đặc;

+ Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

+ Nhận biết được   dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4  và dung dịch muối sunfat.

* Bổ sung:

+ Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+).

+ Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi  màu chất chỉ thị;  phản ứng với kim loại)

+ Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4).

 

4

9

Thực hành: Tính chất hoá học của oxide và acid

- HS biết mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành an toàn, thành công.

- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết các PTHH các thí nghiệm trên.

- Viết tường trình thí nghiệm.

 

 

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ thủy tinh miệng rộng, muôi sắt.

- Hộp hóa chất bài 6: Thực hành TCHH của oxide và acid.

 

Tích hợp giáo dục đạo đức: - Trung thực: Học sinh nêu và viết 

báo cáo đúng hiện tượng quan sát được.

- Tôn trọng: Tôn trọng ý kiến của thành viên trong nhóm và các nhóm khác; tôn trọng nhiệm vụ được phân công của các thành viên.

- Hợp tác, đoàn kết, yêu thương, hòa bình, khoan dung với các thành viên trong nhóm.

- Trách nhiệm: giúp đỡ thành viên khác gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Tự do: Các thành viên trong nhóm, các nhóm được đưa ra ý kiến của cá nhân.

*Tinh giản:

- Không thực hiện mục I.2 (nhận biết các dung dịch HCl, H2SO4, Na2SO4)

 

5

10, 11,12 

Chủ đề: BASE 

- Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH–).

- Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước.

- Nêu được TCHH chung của base (tác dụng với acid), tính chất riêng của kiềm (tác dụng với oxide acid, dung dịch muối), tính chất riêng của base không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).

- Viết được các PTHH minh hoạ TCHH của base.

- Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượngxảy ra trong thí nghiệm (viết PTHH) và rút ra nhận xét về tính chất của base.

- Tra được bảng tính tan  để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base không tan.

- Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid – base của dung dịch.

- Nhận biết được môi trường dung dịch bằng giấy thử pH hoặc giấy quỳ tím.

- Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...).

- Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. 

- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch base tham gia phản ứng.

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, kiềng, bát sứ, muôi thủy tinh.

- Hộp hóa chất bài 7: TCHH của bazơ.

- Máy chiếu.  

Tích hợp giáo dục đạo đức: HS nhận thấy trách nhiệm tuyên truyền, hợp tác cùng tổ chức và cá nhân sử dụng nước vôi trong khử độc, cải tạo đất.

*Tinh giản:

- Tính chất, ứng dụng của NaOH, Ca(OH)2, phương pháp  sản xuất NaOH từ  muối ăn.

- Dự đoán,  kiểm tra và kết luận được về TCHH của NaOH, Ca(OH)2.

* Bổ sung:

- Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH).

- Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng  xảy ra trong thí nghiệm (viết PTHH) và rút ra nhận xét về tính chất của base.

- Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoaquả,...).

- Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.

 

6

13

Ôn tập giữa học kì I

-  Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tính chất của các hợp chất vô cơ và một số dạng bài tập.        

7

14

Kiểm tra giữa học kì I

  - Đề kiểm tra.  

Thực hiện với đề kiểm tra viết.

- Thời gian: 45 phút.

- Hình thức: 

+ Trắc nghiệm: 40%

+ Tự luận: 60%

 

8

15, 16

Chủ đề: MUỐI

- Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất đượchình thành từ   sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion NH4+).

- Nêu được TCHH của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch acid, dung dịch base, dung dịch muối khác, phản ứng nhiệt phân và điều kiện để các phản ứng xảy ra.

- Chỉ ra được một số muối tan và muối không tan từ bảng tính tan.

- Trình bày được một số  phương pháp điều chế muối.

- Đọc được tên một số  loại muối thông dụng.

- Tiến hành được thí nghiệm muối phản ứng với kim loại, với acid, với base, với muối; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm ; kẹp gỗ.

- Hộp hóa chất bài 9: Tính chất hóa học của muối.

- Máy chiếu.

- Phiếu học tập.

Tích hợp giáo dục đạo đức: biết yêu thương, tôn trọng sự vất vả của người lao động sản xuất muối; biết giá trị của tài nguyên biển. Từ đó, luôn có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ; đoàn kết, hợp tác với cộng đồng cùng bảo vệ biển đảo quê hương, hòa bình đất nước.

 

*Tinh giản:

Một số tính  chất, ứng dụng     của NaCl, KNO3.

* Bổ sung:

Nêu được khái niệm về muối (các muối thông thường là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bởi ion kim loại hoặc ion NH4+)

 

9

17

Bài 11: Phân bón hoá học.

- Trình bày được vai trò của phân bón (một trong những nguồn bổ sung một số nguyên tố: đa lượng, trung lượng, vi lượng dưới dạng vô cơ và hữu cơ) cho đất, cây trồng.

- Nêu được thànhphần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón hoá học đối với cây trồng (phân đạm, phân lân, phân kali, phân N– P–K).

- Trình bày được ảnh hưởng củaviệc sử dụng  phân bón hoá học (không đúng cách, không đúng liều lượng)  đến môi trườngcủa đất, nước và sức khoẻ của con người.

- Đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.

- Các mẫu phân bón hóa học.

- Máy chiếu.

*Tích hợp giáo dục đạo đức: trách nhiệm tuyên truyền, hợp tác cùng cộng đồng có ý thức bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp; đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường. Trách nhiệm tuyên truyền; hợp tác cùng cá nhân, tổ chức để người dân có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất trồng, làm phân bón, tránh việc dụng các hợp chất hóa học

*Tích hợp BĐKH: Tích hợp bộ phận và liên hệ ở mục những phân bón hóa học thường dùng.

*Tinh giản:

- Không thực hiện mục I.

 

* Bổ sung:

- Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hoá học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường của đất, nước và sức khoẻ của con người.

- Đề xuất được biện  pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.

 

10

18

Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.

- Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất hoá học của acid, base, oxide.

- Chứng minh được mối được mối quan hệ giữa oxide, acid, base, muối.

- Lập sơ đồ mối quan hệ  giữa các loại hợp chất vô cơ.

- Viết được các PTHH biểu diễn sơ đồ chuyển hoá.

- Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí.

- Máy chiếu.

- Bảng phụ, bút dạ, nam châm.

 

 

 

11

19

Bài 13: Luyện tập chương I

- Hệ thống hoá những tính chất hoá học của oxide, acid, base và muối. Viết được những phương trình hoá học biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất.

- Giải bài tập có liên quan đến tính chất hoá học của các   loại hợp chất vô cơ, hoặc giải thích được những hiện tượng hoá học đơn giản xảy ra trong đời sống sản xuất.

- Máy chiếu, máy tính bảng.

- Bảng phụ, bút dạ, nam châm.

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

20

Bài 14: Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối

HS biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Base tác dụng với dung dịch acid, với dung dịch muối.

- Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với acid.

 

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp, ống hút, panh, muôi thủy tinh.

- Hóa chất bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của base và muối.

 

 

Tích hợp giáo dục đạo đức: - Trung thực: Học sinh nêu và viết báo cáo đúng hiện tượng quan sát được.

- Tôn trọng: Tôn trọng ý kiến của thành viên trong nhóm và các nhóm khác; tôn trọng nhiệm vụ được phân công của các thành viên.

- Hợp tác, đoàn kết, yêu thương, hòa bình, khoan dung với các thành viên trong nhóm.

- Trách nhiệm: giúp đỡ thành viên khác gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Tự do: Các thành viên trong nhóm, các nhóm được đưa ra ý kiến của cá nhân.

 

 

Chương II. KIM LOẠI

13

21, 22, 23, 24

Chủ đề: 

KIM LOẠI

- Nêu được tính chất vật lí của kim loại.

- Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid (axit clohiđric), dung dịch muối.

- Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng...).

- Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid...

- Nêu được dãy hoạt động hoá học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).

- Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động

hoá học.

- Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hoá học của chúng.

- Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hoá học của chúng.

- Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng, như:

+ Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide (sắt (III) oxit) bởi carbon oxide (cacbon)

+ Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide (nhôm oxide) bởi phản ứng điện phân;

+ Tách kẽm khỏi zincsulfide (kẽm sunfua) bởi oxygen và carbon (than).

+ Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.

+ Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

- Dụng cụ: giá, kẹp và ống nghiệm, pipet, panh.

- Hộp hóa chất bài 16, 18, 19: TCHH;  nhôm; sắt.

- Hình ảnh sự ăn mòn của một số đồ vật.

- Máy chiếu, bảng phụ, bút dạ, nam châm, phiếu học tập.

- GDĐĐ: Trung thực, đoàn kết, hòa bình khoan dung, tôn trọng ý kiến thành viên trong nhóm và nhóm bạn.

 

*Tinh giản:

- Bài 15: không dạy thí nghiệm tính dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại.

- Bài 16 (không yêu cầu HS làm bài tập 7*)

- Bài 18, bài 19: tính chất hóa học của Al, Fe có tính chất chung của kim loại tích hợp khi dạy tính chất hóa học chung của kim loại

* Bổ sung:

- Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...).

- Tính chất hóa học của 1 số  kim loại tác dụng với nước hoặc hơi nước.

- Thêm Ca vào dãy hoạt động hóa học của kim loại; điều chỉnh ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học kim loại khi có Ca.

- Tách kẽm khỏi kẽm sunfua bởi oxygen và carbon (than)

 

14

25

Hợp kim

- Nêu được khái niệm hợp kim.

- Giải thích vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.

- Nêu thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại.

- Trình bày được các giai đoạn cơ bản sản xuất gang và thép trong lò cao từ nguồn quặng chứa iron (III) oxide.

- Máy chiếu.

Tích hợp giáo dục đạo đức: Thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường; hợp tác cùng tổ chức và cá nhân BVMT trong quá trình sản xuất gang, thép.

Tích hợp BĐKH: bộ phận và liên hệ ở mục sản xuất gang thép.   

*Tinh giản:

- Không dạy các loại lò sản xuất gang, thép

*Bổ sung:

- Giải thích vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.

- Nêu thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trong, hiện đại.

 

 

 

Xem tiếp file đầy đủ tại đây:

icon-date
Xuất bản : 26/08/2021 - Cập nhật : 26/08/2021