logo

Giáo án Hóa 12 cả năm theo CV 5512 mới

Ngày soạn: 


Tiết 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

HS Biết được:

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các chương hoá học đại cương và vô cơ (sự điện li, nitơ-photpho, cacbon-silic); các chương về hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen –ancol – phenol , anđehit – xeton – axit cacboxylic). 

 - Rèn luyện kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán công thức của chất.

2. Năng lực 

* Các năng lực chung

- Năng lực tự học

- Năng lực hợp tác

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dung ngôn ngữ 

- Năng lực thực hành hóa học 

- Năng lực tính toán 

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 

3. Phẩm chất

Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công,vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Giáo viên:

Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm.

2. Học sinh: 

Chuẩn bị bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10 phút)

a) Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.

b) Nội dung: Kiểm tra kiến thức

c) Sản phẩm: HS tham gia bốc thăm, bầu nhóm trưởng 

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành 4 nhóm, tiến hành cho các lớp bốc thăm chủ đề ứng với các chương ở lớp 11.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Sự điện li

a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được sự điện li

b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c) Sản phẩm: Khái niệm điện li

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* GV lưu ý HS:

 - Ở đây chỉ xét dung môi là nước.

 - Sự điện li còn là quá trình phân li các chất thành ion khi nóng chảy.

 - Chất điện li là chất khi nóng chảy phân li thành ion.

 - Không nói chất điện li mạnh là chất khi tan vào nước phân li hoàn toàn thành ion.

Thí dụ: H2SOlà chất điện li mạnh, nhưng:

H2SO4 → H+ + HSO4-

               HSO4-  ↔ H+ + SO42-

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày kết quả 

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

I – SỰ ĐIỆN LI

1. Sự điện li 

Giáo án Hóa 12 cả năm theo CV 5512 mới

 

Hoạt động 2: Axit, bazo và muối

a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm Axit, bazo và muối

b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c) Sản phẩm: Khái nhiệm Axit, bazo và muối

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* GV có thể lấy một số thí dụ nếu cần thiết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

* HS nhắc lại các khái niệm axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày kết quả 

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, chốt kiến thức.

2. Axit, bazơ và muối 

Giáo án Hóa 12 cả năm theo CV 5512 mới (ảnh 2)

Hoạt động 3: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm, định nghĩa và các kiến thức liên quan

b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* GV : Bản chất của phản ứng trao đổi ion là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

* HS nhắc lại điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày kết quả 

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, chốt kiến thức.

3.  

Giáo án Hóa 12 cả năm theo CV 5512 mới (ảnh 3)

Hoạt động 4: Nitơ, Photpho – Cacbon, Silic

a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm, định nghĩa và các kiến thức liên quan

b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày kết quả 

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Nitơ

Cấu hình electron: 1s22s22p3

Độ âm điện: 3,04

Cấu tạo phân tử: N ≡ N (N2)

Các số oxi hoá: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5

Giáo án Hóa 12 cả năm theo CV 5512 mới (ảnh 4)

HNO3 là axit mạnh, có tính oxi hoá mạnh.

2. Photpho

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3

Độ âm điện: 2,19

Cấu tạo phân tử: P4 (photpho trắng); Pn (photpho đỏ)

Các số oxi hoá: -3, 0, +3, +5

Giáo án Hóa 12 cả năm theo CV 5512 mới (ảnh 5)

H3PO4 là axit 3 nấc, độ mạnh trung bình, không có tính oxi hoá như HNO3.

3. Cacbon

Cấu hình electron: 1s22s22p2

Các dạng thù hình: Kim cương, than chì, fuleren

Đơn chất: Cacbon thể hiện tính khử là chủ yếu, ngoài ra còn thể hiện tính oxi hoá.

Hợp chất: CO, CO2, axit cacbonic, muối cacbonat.

* CO: Là oxit trung tính, có tính khử mạnh.

* CO2: Là oxit axit, có tính oxi hoá.

* H2CO3: Là axit rất yếu, không bền, chỉ tồn tại trong dung dịch.

4. Silic

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p2

Các dạng tồn tại: Silic tinh thể và silic vô định hình.

Đơn chất: Silic vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá.

Hợp chất: SiO2, H2SiO3, muối silicat.

* SiO2: Là oxit axit, không tan trong nước.

* H2SiO3: Là axit, ít tan trong nước (kết tủa keo), yếu hơn cả axit cacbonic

 Hoạt động 5: Đại cương hóa hữu cơ

a) Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm, định nghĩa và các kiến thức liên quan

b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS cho biết các loại hợp chất hữu cơ đã được học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày kết quả 

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, chốt kiến thức.

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

                                          IV – ĐẠI CƯƠNG HOÁ HỮU CƠ

Hoạt động 5: 

Giáo án Hóa 12 cả năm theo CV 5512 mới (ảnh 6)

- Đồng đẳng: Những hợp chất hữu cơ có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.

- Đồng phân: Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng CTPT gọi là các chất đồng phân.   

V – HIĐROCACBON

 

ANKAN

ANKEN

ANKIN

ANKAĐIEN

ANKYLBEZEN

Công thức chung

CnH2n+2 (n ≥ 1)

CnH2n (n ≥ 2)

CnH2n-2 (n ≥ 2)

CnH2n-2 (n ≥ 3)

CnH2n-6 (n ≥ 6)

 

 

Đặc

Điểm cấu tạo

 

- Chỉ có liên kết đơn chức, mạch hở

- Có đồng phân mạch cacbon

 

- Có 1 liên kết đôi, mạch hở

- Có đp mạch cacbon, đf vị trí liên kết đôi và đồng phân hình học

 

- Có 1 liên kết ba, mạch hở

 

- Có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết ba.

 

- Có 2 liên kết đôi, mạch hở

 

 

 

- Có vòng benzen

 

 

- Có đồng phân vị trí tương đối của nhánh ankyl

 

 

Tính chất hoá học

- Phản ứng thế halogen.

- Phản ứng tách hiđro.

- Không làm mất màu dung dịch KMnO4

- Phản ứng cộng.

- Phản ứng trùng hợp.

 

- Tác dụng với chất oxi hoá.

- Phản ứng cộng.

- Phản ứng thế H ở cacbon đầu mạch có liên kết ba.

- Tác dụng với chất oxi hoá.

- Phản ứng cộng.

- Phản ứng trùng hợp.

- Tác dụng với chất oxi hoá.

- Phản ứng thế (halogen, nitro).

- Phản ứng cộng.

VI – ANCOL - PHENOL

 

ANCOL NO, ĐƠN CHỨC,  

MẠCH HỞ

PHENOL

 

Công thức chung

CnH2n+1OH (n ≥ 1)

C6H5OH

 

Tính chất hoá học

 

- Phản ứng với kim loại kiềm.

- Phản ứng thế nhóm OH

- Phản ứng tách nước.

- Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.

- Phản ứng cháy.

- Phản ứng với kim loại kiềm.

- Phản ứng với dung dịch kiềm.

- Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen.

 

Điều chế

Từ dẫn xuất halogen hoặc anken. Từ benzen hay cumen.  

VII – ANĐEHIT – AXIT CACBOXYLIC

 

ANĐEHIT NO, ĐƠN CHỨC, MẠCH HỞ

AXIT CACBOXYLIC NO, ĐƠN CHỨC, MẠCH HỞ

CTCT

CnH2n+1−CHO (n ≥ 0)

CnH2n+1−COOH (n ≥ 0)

Tính chất hoá học

- Tính oxi hoá 

- Tính khử

- Có tính chất chung của axit (tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại hoạt động)

- Tác dụng với ancol

Điều chế

- Oxi hoá ancol bậc I

- Oxi hoá etilen để điều chế anđehit axetic

- Oxi hoá anđehit 

- Oxi hoá cắt mạch cacbon.

- Sản xuất CH3COOH

 + Lên men giấm.

 + Từ CH3OH.

                 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Luyện tập, vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học

d. Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên cho hs tự trao đổi các câu hỏi về nội dung bài học liên quan đến thực tiễn xung quanh hs. ( Ghi lại những câu hay của hs để tích lũy)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến bài học. HD học sinh tự học, tự tìm hiểu về bài cũ và bài mới, đưa ra các câu hỏi mở rộng cho học sinh tham khảo                     

 

Ngày soạn:

CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT


Tiết 2: ESTE

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

HS Biết được:

- Khái niệm, đặc điểm, cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.

- Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).

- Phương pháp điều chế một số este tiêu biểu.

Hiểu được: Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.

- Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon.

- Viết các phương tình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.

- Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit... bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.

2. Năng lực 

* Các năng lực chung

- Năng lực tự học

- Năng lực hợp tác

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dung ngôn ngữ 

- Năng lực thực hành hóa học 

- Năng lực tính toán 

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 

3. Phẩm chất

Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công,vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: phiếu học tập

2. Học sinh: Đọc trước ở nhà

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Giáo viên:

Chuẩn bị bài mới

2. Học sinh:

- Vấn đáp, hoạt động nhóm

- Đàm thoại, gợi mở

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10 phút)

a) Mục tiêu: 

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học. 

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. 

b) Nội dung: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1.  CH3COOH + NaOH            

3. CH3COOH + C2H5OH

2.  HCOOH + CH3OH             

4. CH2=CHCOOH + C2H5OH 

c) Sản phẩm: 

Giáo án Hóa 12 cả năm theo CV 5512 mới (ảnh 7)

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc độc lập nội dung phiếu học tập số 1

- Yêu cầu 1 HS lên bảng hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1

- GV: gọi HS khác nhận xét .

- GV: nhận xét, bổ xung.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Khái niệm và danh pháp

a) Mục tiêu: - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.

b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV liên hệ 4 phương trình trong phiếu học tập số 1, chỉ ra sản phẩm của phương trình 2,3,4 là các este hữu cơ. Từ đó yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thiện nội dung trong phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Khái niệm este?

2. Nhóm chức este?

3. Công thức của este đơn chức?

4. Công thức tổng quát của este no, đơn, mạch hở? 

5. Viết đồng phân este có CTPT C3H6O2

6. Danh pháp ( gốc chức). VD gọi tên các este là đồng phân của C3H6O2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả: 

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ Thông qua quan sát: Thông qua báo cáo của các nhóm GV đánh giá khả năng quan sát, tìm hiểu thực tế và khả năng hoạt động nhóm của HS.

+ Thông qua báo cáo: Thông qua báo cáo của các nhóm khác, GV biết được HS đã có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở HĐ tiếp theo

I. Khái niệm và danh pháp

*  Khái niệm: Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este 

* Công thức của Este đơn chức: RCOOR, 

Trong đó R là gốc hidrocacbon hay H; R’ l gốc hidrocac bon 

* Este no đơn chức, mạch hở: CnH2nO2  (n ≥ 2)

* Đồng phân C3H6O2    CH3COOCH3       

H-COOC2H5

* Danh pháp: RCOOR,

Tên gốc R, + tên gốc axit RCOO- (đuôi at)   

* Đồng phân C3H6O2   

* CH3COOCH3: metylaxetat 

      H-COOC2H5: etyl fomat

 

Hoạt động 2: Tính chất vật lý

a) Mục tiêu:

-  HS biết được một số tínhchất vật lý của este

- Hiểu được : Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.

b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Cho HS xem một số mẫu dầu ăn, mỡ động vật.

- GV: Hướng dẫn HS giải thích một số tính chất dựa vào kiến thức về liên kết hidro

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

-  HS: nghiên cứu SGK để nắm một vài tính chất vật lý của este

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trình bày kết quả 

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Tính chất vật lí

- Các este là chất lỏng hoặc chất rắn trong điều kiện thường, hầu như không tan trong nước.

- Có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn so với các axit đồng phân hoặc các ancol có cùng khối lượng mol phân tử hoặc có cùng số nguyên tử cacbon.

  Nguyên nhân: Do giữa các phân tử este không tạo được liên kết hiđro với nhau và liên kết hiđro giữa các phân tử este với nước rất kém.

- Các este thường có mùi đặc trưng: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat và etyl propionat có mùi dứa; geranyl axetat có mùi hoa hồng…

 

Hoạt động 3: Tính chất hóa học

a) Mục tiêu:

- HS biết được:  Este có phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).

- Viết được các phương trình phản ứng thủy phân este

b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.

c) Sản phẩm: Học sinh nắm chắc được kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện:

 

Xem tiếp file đầy đủ tại đây:

icon-date
Xuất bản : 25/08/2021 - Cập nhật : 26/08/2021