logo

Giáo án Hóa 10 cơ bản theo Công văn 5512

Ngày soạn: 

TÊN BÀI DẠY :……………………………….

Môn học/Hoạt động giáo dục:   Hóa học ;       Lớp 10A2,4,6

Thời gian thực hiện:(số tiết) 

Họ và tên giáo viên………………………


Mục lục nội dung

ÔN TẬP ĐẦU NĂM

Tiết 1:  ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Nêu được các tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học trong chương trình hóa học THCS. 

- Vận dụng vào giải bài tập.

Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài: 

+ Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất

+ Phân biệt các loại hợp chất vô cơ

+ Cân bằng phương trình hoá học

2. Phẩm chất: Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập

3. Năng lực 

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2. Các kĩ thuật dạy học

- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.

- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu hoạt động

Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh

Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh

Huy động kiến thức đã học của HS, tạo điều kiện củng cố lại các kiến thức cũ 

 

- Nội dung: Tái hiện các kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 và 9.

- Phương thức: 

Hoạt động trải nghiệm ở nhà 

Hướng dẫn HS xem lại kiến thức đã học

- Hoạt động ở lớp

Hoạt động chung cả lớp: Gợi nhớ lại các kiến thức đã học, trình bày các kiến thức mà HS còn nhớ; nhóm khác bổ sung. 

Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của học sinh:

- HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuật ngữ hóa học

- GV cần định hướng HS khai thác hiệu quả phiếu học tập

* Sản phẩm: HS nêu được những kiến thức cơ bản về hóa học

- Đánh giá kết quả: Thông qua phần trình bày của HS, giáo viên biết được học sinh còn nhớ được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các phần tiếp theo.

HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Mục tiêu hoạt động

Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh

Dự kiến sản phẩm, đánh giá 

kết quả hoạt động của học sinh

Nội dung 1: Các khái niệm cơ bản

Củng cố lại các khái niệm cơ bản trong hóa học . 

 

  - Nội dung:  Tái hiện các kiến thức về các khái niệm cơ bản.

- Phương thức: 

  Hoạt động ở lớp

- GV chia lớp thành 2 nhóm và hoàn thành trò chơi ô chữ trong PHT số 1 

- Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. 

- Hoạt động chung cả lớp: HS trả lời, các HS khác lắng nghe nhận xét. 

 

- HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuật ngữ hóa học 

- GV cần định hướng HS sử dụng phiếu học tập hiệu quả

* Sản phẩm: 

+ HS hoàn thành các nội dung trong PHT. 

+ HS có thể sơ đồ hóa được mối liên hệ giữa các khái niệm

 * Đánh giá kết quả  

+ Thông qua phiếu học tập, báo cáo các nhóm giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung..

+ Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có biện pháp hỗ trợ hợp lí 

I. Các khái niệm cơ bản

Giáo án Hóa 10 cơ bản theo Công văn 5512

Nội dung 2: Phân loại các hợp chất vô cơ

Ôn lại sự phân loại các hợp chất vô cơ

 

Nội dung: Tái hiện các kiến thức về sự phân loại các hợp chất vô cơ

Phương thức: 

  Hoạt động ở lớp

GV chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành trò chơi ô chữ trong PHT số 2 

Hoạt động nhóm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2. 

Hoạt động chung cả lớp: Mời 4 nhóm lên báo cáo; các thành viên khác nhận xét, bổ sung. 

- HS sẽ gặp khó khăn trong việc tìm các ví dụ để hoàn thành phiếu học tập.

- HS ghi vào vở để hoàn thành nội dung học tập.

II. Phân loại các hợp chất vô cơ

       
Giáo án Hóa 10 cơ bản theo Công văn 5512 (ảnh 2)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

Mục tiêu hoạt động

Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh

Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh

-Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học 

-Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. 

HS trả lời các câu hỏi trong phần IV

- HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để cùng giải quyết câu hỏi trong phần IV. 

- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập

+ Kết quả trả lời các câu hỏi trong phần IV

+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phần IV, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.

 1b,2b,3d,4a,5a,6b,7b,8b

IV. BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

 Mức độ nhận biết: 

Câu 1: Cho công thức hóa học của một sô chất sau:Cl2, O3, CuO, NaOH, Fe, H2SO4, AlCl3. Số đơn chất và hợp chất là:

A. 2 đơn chất và 5 hợp chất.                                                           

B. 4 đơn chất và 3 hợp chất.

C. 3 đơn chất và 4 hợp chất.                                                           

D. 5 đơn chất và 2 hợp chất.

Câu 2: 

a. Dãy gồm các chất là oxit:

A. Na2O, HCl.                                    

B. P2O5, NaOH.                     

C. CaO, Fe2O3.                       

D. SO3, H2SO4

b. Dãy gồm các chất là bazo:

A. KOH, HNO3.                                 

B. NaOH, KOH.                   

C. KOH, Na2O.                      

D. KOH, CaO

c. Dãy gồm các chất là axit:

A. HCl, H2SO4.                                   

B. H2SO4, H2O.                      

C. HCl, NaO.                         

D. H2SO4, Na2CO3

d. Dãy gồm các chất là muối:

A. CuSO4, Mg(OH)2.                        

B. Ca(HCO3)2, HCl.              

C. ZnSO4, HNO3.                           

D. NaHCO3, CaCl2

Mức độ thông hiểu.

Câu 3: Biết Ba(II) và NO3(I) vậy công thức hóa học đúng là

A. BaNO3.                                           

B. Ba2NO3.                              

C. Ba3NO3.                              

D. Ba(NO3)2.

Câu 4: Một oxit có công thức FexOy có phân tử khối là 160. Hóa trị của Fe là:

A. I.                                                       

B. II.                                          

C. III.                                        

D. IV.

Câu 5: Trong số các chất sau, chất nào làm quỳ tím hóa đỏ

A. H2O.                                                B. HCl.                                    C. NaOH.                               D. Cu.

Câu 6: Dung dịch H2SO4 tác dụng với dãy chất nào sau đây:

A. Fe, CaO, HCl.                                

B. Cu, BaO, NaOH.             

C. Mg, CuO, HCl.                 

D. Zn, BaO, NaOH.

Mức độ vận dụng.

Câu 7: Nếu cho 13 gam kẽm tác dụng hết với axit clohiđric thì thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 3 lit.                                                 

B. 3,3 lit.                                  

C. 4,48 lít.                               

D. 5,36 lít

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 29,4 gam đồng(II) hidroxit bằng axit sunfuric.Số gam muối thu được sau phản ứng là

A. 48 g.                                                 

B. 9,6 g.                                   

C. 4,8 g.                                   

D. 24 g.

V. PHỤ LỤC 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Các khái niệm cơ bản

Chia lớp ra thành 2 nhóm và tổ chức trò chơi ô chữ.

1. Những vật thể tự nhiên và nhân tạo được tạo thành từ các... (4 chữ cái).-> CHẤT

2. Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là... (6 chữ cái) -> HỖN HỢP

3. .... là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm (8 chữ cái) -> NGUYÊN TỬ

4. ... là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân (14 chữ cái) -> NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

5. ... biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó (12 chữ cái) -> KÍ HIỆU HÓA HỌC

6. ... là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học (7 chữ cái) -> ĐƠN CHẤT

7. ... là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất (6 chữ cái) -> PHÂN TỬ

8. ... dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 kí hiệu hóa học kèm chỉ số ở mỗi chân ký hiệu (14 chữ cái) -> CÔNG THỨC HÓA HỌC

9. ... của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác (6 chữ cái) -> HÓA TRỊ

10. ... là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác (13 chữ cái) -> PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Phân loại các hợp chất vô cơ

Chia lớp làm  4 nhóm và hoàn thành bảng sau:

 

OXIT

AXIT

BAZƠ

MUỐI

Định nghĩa

Là hợp chất của .................................

.................................

Ví dụ:

Là hợp chất mà phân tử gồm ................................

........................................

Ví dụ:

Là hợp chất mà phân tử gồm ..................................

Ví dụ:

Là hợp chất mà phân tử gồm ................................

Ví dụ:

Công thức hóa học      

 

 

Tên gọi

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

* Lưu ý: 

+ Nếu nguyên tố là kim loại có nhiều hóa trị thì trong tên kèm theo hóa trị.

+ Nếu phi kim có nhiều hóa trị thì trong tên kèm theo tiếp đầu ngữ.

Ví dụ:

 

 

- Axit không có oxi = Axit + tên phi kim + hiđric

Ví dụ:

 

- Axit có ít oxi = Axit + tên phi kim + ơ (rơ)

Ví dụ:

 

- Axit có nhiều oxi = Axit + tên kim loại + ic (ric)

Ví dụ:

 

Tên bazơ = Tên kim loại + hiđroxit

* Lưu ý: Kèm theo hóa trị của hóa trị của kim loại khi kim loại có nhiều hóa trị

Ví dụ:

Tên muối  = Tên kim loại + tên gốc axit

* Lưu ý: Kèm theo hóa trị của hóa trị của kim loại khi kim loại có nhiều hóa trị

Ví dụ:

Tính chất hóa học

 

 

 

 

 

 

 

     

 

Xem tiếp file đầy đủ tại đây:

icon-date
Xuất bản : 26/08/2021 - Cập nhật : 26/08/2021