logo

Hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Âu Lạc

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Âu Lạc” cùng với những kiến thức tham khảo về hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Âu Lạc là tài liệu đắt giá môn Lịch sử 6 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Âu Lạc

Trả lời: Người Âu Việt và Lạc Việt từ lâu sống hòa hợp với nhau ở vùng núi phía Bắc nước Văn Lang. Cho đến năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước Phương Nam, Thục Phán đã đứng lên lãnh đạo cả người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui quân xâm lược sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Âu Lạc qua bài viết dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Âu Lạc


1. Sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc

Từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa vua Hùng và họ Thục đã xảy ra một cuộc xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Trong bối cảnh đó, cuộc xâm lăng của quân Tần xảy ra ồ ạt. Đứng trước tình hình mới, hai bên chấm dứt xung đột, cùng chiến đấu chống ngoại xâm. Kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc. Quốc gia Âu Lạc ra đời khoảng đầu thế kỷ III tr.CN.

Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).

Hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Âu Lạc

2. Ý nghĩa của tên Âu Lạc

Âu Lạc (chữ Hán: 甌雒/甌駱) là nhà nước cổ có thật và là nhà nước rõ ràng đầu tiên của người Việt cổ được thành lập tại miền Bắc Việt Nam bởi một nhân vật có thật tên là Thục Phán (An Dương Vương) năm 257 TCN. Nhà nước này đã thống nhất 2 bộ tộc Âu Việt - Lạc Việt (Sử gọi là Văn Lang) lại với nhau và đã bảo vệ đất nước thành công trước cuộc xâm lược của nhà Tần, nhưng sau cùng, nhà nước sụp đổ do thất bại trước Nam Việt của Triệu Đà (một quan lại nhà Tần), tạo cơ sở cho nhà Hán xâm lược sau này.

Nhà nước này kế tục nhà nước mang tính truyền thuyết Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc xã Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.


3. Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc

Lịch sử đã ghi lại rằng đất nước Âu Lạc bình yên chưa được bao lâu thì Triệu Đà đem quân đến xâm lược:

- Vào năm 207 trước Công Nguyên, khi nhà Tần đang trong giai đoạn suy yếu thì Triệu Đà đã cắt đất ba quận để lập thành nước Nam Việt. Từ đó, Triệu Đà không ngừng mở rộng lãnh thổ nước Nam Việt bằng cách đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân đất nước Âu Lạc với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của Triệu Đà đồng thời giữ vững nền độc lập của đất nước.

- Triệu Đà biết rằng không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa để dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.

- Năm 179 trước công nguyên, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nc Âu Lạc khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê thì Triệu Đà lại mang quân đánh chiếm Âu Lạc.

- Không những thế, lúc này An Dương Vương lại lơ là không đề phòng nên bị thất bại nhanh chóng.

→ Như vậy Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, nước Âu Lạc sụp đổ từ đó.


4. Nguyên nhân mất nước Âu Lạc là gì?

- An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt, đồng thời quá tin vào lực lượng của mình

- An Dương Vương do chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hòa hiếu.

- Mất cảnh giác để Trọng Thủy vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.

- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

- Nội bộ trong triều bị chia rẻ khiến hai tướng giỏi là Cao Lỗ và Nồi Hầu bỏ về quê.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022