logo

Người tinh khôn sống như thế nào?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Người tinh khôn sống như thế nào?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về thời nguyên thủy trên đất nước ta do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Người tinh khôn sống như thế nào?

- Trải qua hàng triệu năm, Người tối cổ dần dần trở thành Người tinh khôn. Những bộ xương của Người tinh khôn có niên đại sớm nhất vào khoảng 4 vạn năm trước đây, đã tìm được ở hầu khắp các châu lục.

- Người tinh khôn không sống theo bầy mà theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, gọi là thị tộc.

- Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. Trong quá trình sinh sống, Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải từ sợi vỏ cây, biết làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. Con người không chỉ kiếm được thức ăn nhiều hơn mà còn sống tốt hơn, vui hơn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Thời nguyên thủy trên đất nước ta các em nhé!


Kiến thức tham khảo về Thời nguyên thủy trên đất nước ta.


1. Dấu tích của Người tối cổ:

- Người tối cổ sống rải rác khắp nơi trên đất nước ta, cách đây 40-30 vạn năm.

- Dấu tích:

+ Răng Người tối cổ ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn ).

+ Răng của Người tối cổ ở Hang Thẩm Hai (Lạng Sơn)

Người tinh khôn sống như thế nào?

+ Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè mỏng ( rìu đá núi Đọ ) ở Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa ), Xuân Lộc (Đồng Nai).

Người tinh khôn sống như thế nào? (ảnh 2)

2. Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào?

-  Khoảng 3- 2 vạn năm trước đây, Người tối cổ chuyển dần thành người tinh khôn ở nhiều nơi:

+ Mái đá Ngườm (Thái Nguyên).

+ Sơn Vi (Phú Thọ).

+ Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An.

-  Công cụ lao động vẫn bằng đá, song có hình thù rõ ràng:

+ Sử dụng công cụ lao động bằng đá, ghè đẽo thô sơ.

+ Công cụ lao động bằng đá được cưa, mài nhẵn.


3. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?

-  Công cụ sản xuất được cải tiến với việc dùng nhiều loại đá khác nhau. Hàng loạt hang động, mái đá có dấu vết sinh sống của người nguyên thủy được tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình). Ở đó, Người tinh khôn nguyên thủy thời này sống cách đây từ 12.000 đến 4.000 năm. Trong chế tác công cụ đá, họ đã biết mài ở lưỡi cho sắc. Số công cụ đá được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai ngày càng nhiều. Ngoài ra, họ vẫn dùng rìu đá cuội, một số công cụ bằng xương, bằng sừng. Ờ các địa điểm thuộc Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long, người ta còn tìm thấy đồ gốm và lưỡi cuốc đá.

-  Những cố gắng và sáng tạo trong chế tác công cụ vừa tạo điều kiện rộng sản xuất, vừa nâng cao dần cuộc sống.


4. Trắc nghiệm 

Câu 1: Người tối cổ nước ta trước đây đã sinh sống ở

A. Lạng Sơn.

B. Thanh Hoá.

C. Đồng Nai.

D. Khắp cả ba miền.

Câu 2: Răng Người tối cổ ở

A. Cao Bằng

B. Lạng Sơn

C. Bắc Giang

D. Quảng Nam

Câu 3: Các nhà khảo cổ Việt Nam đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ vào

A. Những năm 1954 - 1960.

B. Những năm 1960 - 1965.

C. Những năm 1960 - 1968.

D. Những năm 1960 - 1970.

Câu 4: Người tinh khôn phát triển sống cách đây từ

A. 12000 đến 5000 năm

B. 12000 đến 4500 năm

C. 10000 đến 4000 năm

D. 12000 đến 4000 năm

Câu 5: Người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rậm rạp nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài với khí hậu 2 mùa nóng, lạnh bởi vì

A. Người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.

B. Người nguyên thủy phải sử dụng hang động đề cư trú.

C. Buổi đầu cuộc sống của người nguyên thủy chưa ổn định.

D. Người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã.

Câu 6: Đây là câu nói của ai?

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” 

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh

B. Thủ tướng Phạm Văn Đồng

C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

D. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Câu 7: Ở nước ta di cốt Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh

A. Nghệ An.

B. Thanh Hoá.

C. Cao Bằng.

D. Lạng Sơn.

Câu 8: Người tối cổ là người

A. Chỉ khác vượn chút ít.

B. Trán nhô ra phía trước, cầm nắm băng hai tay.

C. Biết đi băng hai chân.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 9: Những di vật được tìm thấy tại các di chỉ về Người tôi cổ ở nước ta được chế tác bằng chất liệu

A. Đá.

B. Đồng thau.

C. Đất.

D. Sắt.

Câu 10: Thời xa xưa, nước ta là một vùng

A. Rừng núi rậm rạp với nhiều hang động mái đá.

B. Đồng bằng rộng lớn.

C. Nhiều núi lửa.

D. Biển

Câu 11: Trong quá trình sinh sống, phát triển, Người tối cổ đã biết

A. Làm nhà để ở.

B. Cải tiến dần việc chế tác công cụ đá, làm tăng thêm nguồn thức ăn.

C. Cải tiến công cụ, phát triển nghề nông trồng lúa nước.

D. Trồng trọt, chăn nuôi.

Câu 12: Những chiếc rìu của Người tinh khôn được làm bằng

A. Đồng

B. Sắt

C. Hòn cuội

D. Hợp kim

Câu 13: Công cụ chủ yếu của Người tinh khôn trong giai đoạn đầu là

A. Chiếc rìu bằng đá, hòn cuội.

B. Ghè đẽo còn thô sơ.

C. Có hình thù rõ ràng.

D. Cả ba câu đều đúng.

Câu 14: Người tối cổ ở Việt Nam chuyển thành Người tinh khôn vào khoảng

A. 1 – 2 vạn năm trước đây

B. 2 – 3 vạn năm trước đây

C. 3 – 4 vạn năm trước đây

D. 4 – 5 vạn năm trước đây

Đáp án 

Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: A Câu 7: B Câu 8: D
Câu 9: A Câu 10: A Câu 11: B Câu 12: C Câu 13: D Câu 14: B    

5. Tự luận 

Câu 1: Người tối cổ là những người như thế nào?

Người tối cổ là người:

– Còn dấu tích của loài vượn cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm còn choài ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ.

– Hoàn toàn đi bằng hai chân, hai chi trước đã biết cầm, nắm, hộp sọ đã phát triển, biết sử dụng và chế tạo công cụ.

Câu 2: Em hãy lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ ở nước ta theo mẫu: thời gian, địa điểm chính, công cụ?

– Bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thuỷ ở nước ta theo mẫu: thời gian, địa điểm chính, công cụ:

– Thời người tối cổ:

+ Thời gian: Cách đây 40 đến 30 vạn năm về trước.

+ Địa điểm hình thành: hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai).

+ Công cụ sản xuất: các công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.

– Thời người tinh khôn

+ Thời gian: Cách đây 3 đến 2 vạn năm.

+ Địa điểm: Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác như Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Công cụ sản xuất: rìu bằng cuội, còn thô sơ song có hình thù rõ ràng.

– Thời người tinh khôn trong giai đoạn phát triển

+ Thời gian: Khoảng 12000 đến 4000 năm trước.

+ Địa điểm: Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ AN), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)

+ Công cụ: rìu đá, rìu có vai.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022