logo

Học lịch sử để làm gì?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Học lịch sử để làm gì?”  cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 6 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm:  Học lịch sử để làm gì?

A. Biết cho vui, có thêm hiểu biết về quá khứ để dự đoán những điều trong tương lai.

B. Tô điểm cho cuộc sống, có thêm kinh nghiệm nếu có chiến tranh xảy ra.

C. Hiểu cội nguồn của tổ tiên, cha ông, biết ơn những người có công với đất nước, có trách nhiệm với bản thân và đất nước.

D. Biết về đất nước mình trong tương lai sẽ như thế nào.

Trả lời: 

Đáp án: C. Hiểu cội nguồn của tổ tiên, cha ông, biết ơn những người có công với đất nước, có trách nhiệm với bản thân và đất nước.

Học lịch sử để hiểu cội nguồn của tổ tiên, cha ông, biết ơn những người có công với đất nước, có trách nhiệm với bản thân và đất nước.

Kiến thức mở rộng về môn lịch sử 


1. Lịch sử là gì?

- Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh ta đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. Xã hội loài người cũng vậy. Những gì mà các em thấy ngày hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử.

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

- Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

- Hoạt động nghiên cứu lịch sử vô cùng đa dạng bao gồm ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về các sự kiện xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, không phải mọi sự kiện trong thế giới loài người đều được ghi chép một cách đầy đủ. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép được coi là thời tiền sử.

[CHUẨN NHẤT] Học lịch sử để làm gì?

2. Đối tượng nghiên cứu lịch sử là gì?

- Đối tượng nghiên cứu lịch sử là quá khứ của loài người đặc biệt là những sự thật siêu việt của nhân loại, bao gồm cả thời kỳ tiền sử và lịch sử, sau khi xuất hiện văn bản.

- Mục tiêu chính của nghiên cứu lịch sử không chỉ đơn giản là ghi lại các sự kiện và hành động mà là cố gắng hiểu các tình huống trong quá khứ và bối cảnh cũng như nguyên nhân của chúng, để hiểu rõ hơn về hiện tại.

- Theo truyền thống, các nhà sử học đã ghi lại các sự kiện trong quá khứ, bằng văn bản hoặc bằng cách truyền lại bằng cách truyền miệng, và đã cố gắng trả lời các câu hỏi lịch sử thông qua nghiên cứu các tài liệu bằng văn bản và nội dung truyền miệng. Ngay từ đầu, các nhà sử học cũng đã sử dụng các nguồn như tượng đài, chữ khắc và hình ảnh. Nói chung, các nguồn kiến thức lịch sử có thể được tách thành ba loại: những gì được viết, những gì được nói và những gì được bảo tồn về mặt vật lý và các nhà sử học thường tham khảo cả ba loại này. Nhưng lịch sử viết là điểm đánh dấu tách biệt lịch sử với những gì được ghi lại trước đó.


3. Đặc điểm của lịch sử

Từ định nghĩa lịch sử là gì, ta thấy lịch sử có các đặc điểm sau:

- Thứ nhất: Lịch sử là các sự kiện diễn ra trong quá khứ

+ Đó là những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi trong không gian và thời gian nhất định. Các sự kiện này được ghi chép một cách tuyệt đối, chính xác và khách quan.

- Thứ hai: Lịch sử ghi lại những sự việc diễn ra trong quá khứ

+ Để nắm bắt, lưu giữ được các sự kiện trong quá khứ, con người cần diễn đạt các sự kiện trên cơ sở từ ngữ đồng thời giải thích ý nghĩa của sự kiện. Các sự kiện được ghi chép một cách tương đối và mang yếu tố chủ quan của người ghi chép thông qua các câu chuyện kể.

- Thứ ba: Lịch sử được xây dựng chính xác và khách quan dựa vào các câu chuyện kể.

+ Thông thường, các nhà sử học ghi lại các sự kiện trong quá khứ bằng văn bản hoặc bằng cách truyền miệng và trả lời các câu hỏi lịch sử thông qua nghiên cứu các tài liệu bằng văn bản và nội dung truyền miệng. Các nhà sử học sử dụng các nguồn vô cùng đa dạng như tượng đài, chữ khắc, hình ảnh,…


4. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

Trải qua thời gian, thông tin về những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới nhiều dạng tư liệu khác nhau:

- Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại...) được truyền từ đời này qua đời khác.

- Tư liệu hiện vật: gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm, tranh vẽ...).

- Tư liệu chữ viết: gồm các bản ghi chép, sách, báo, nhật kí... phản ánh đời sống chính trị, nhất là về đời sống chính trị, văn hóa.

[CHUẨN NHẤT] Học lịch sử để làm gì? (ảnh 2)
Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh

- Trong đó có những loại là tư liệu gốc - tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử nào đó, có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.


5. Học lịch sử để làm gì?

- Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố..., cũng như mỗi dân tộc, đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên.

- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình ; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước.

- Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.

icon-date
Xuất bản : 22/03/2022 - Cập nhật : 22/03/2022