logo

Tóm tắt khởi nghĩa Phùng Hưng

icon_facebook

Câu hỏi: Tóm tắt khởi nghĩa Phùng Hưng

Trả lời: 

* Nguyên nhân khởi nghĩa Phùng Hưng

Vào nửa sau thế kỷ VIII, quyền thống trị của triều đình nhà Đường (Trung Quốc) ở Trường An đã bắt đầu suy yếu. Chiến tranh giữa "phiên trấn" và "triều đình" mà đỉnh cao là loạn An Sử càng làm cho nhà Đường lụn bại. Uy quyền của bọn tiết độ sứ và đô hộ ngày một tăng, chúng tự ý trưng thu thuế má. Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc), năm 767 giúp kinh lược sứ An Nam Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Ja va) ở Chu Diên, sau đó y được cử giữ chức đô hộ An Nam. Y ra sức bòn rút của cải của nhân dân ta, đánh thuế rất nặng 

=> mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Đường ngày càng sâu sắc.

* Diễn biến

- Đường Lâm(Sơn Tây - Hà Nội) là quê của Phùng Hưng. Họ Phùng nối đời làm thủ lĩnh gọi là quan lang. Năm Phùng Hưng 18 tuổi, cha mẹ qua đời. Ông đã nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm. Là người rất khỏe, có sức vật nổi trâu, đánh được hổ, Phùng Hưng lại giàu lòng thương người, hay giúp đỡ người nghèo khổ. Nhân dân trong vùng ai cũng mến phục.

- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.

- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô lộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.

- Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha.

-  Năm 791, nhà Đường đem đại quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

Tóm tắt khởi nghĩa Phùng Hưng hay nhất

* Kết quả:

- Khởi nghĩa thất bại nhưng đã giành quyền làm chủ trong 9 năm.

* Ý nghĩa 

- Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu dân tộc của người Việt.

- Lòng căm ghét chính quyền đô phương Bắc tàn bạo của nhân dân ta.

- Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất, mong muốn tự do độc lập của dân tộc ta.

- Ý thức dân tộc, ý thức độc lập tự chủ không bị đồng hóa của dân tộc Việt.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 02/07/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads