logo

Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu nhà nước?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu nhà nước?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về lý luận nhà nước và pháp luật do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu nhà nước?

- Loài người đã trải qua 5 chế độ xã hội

1. Công xã nguyên thuỷ.

2. Chiếm hữu nô lệ.

3. Phong kiến.

4. Tư bản chủ nghĩa.

5. Cộng sản chủ nghĩa.


Kiến thức mở rộng về lý luận nhà nước và pháp luật 


1. Kiểu nhà nước là gì?

- Kiểu nhà nước là thuật ngữ để chỉ những nhà nước cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế xã hội của sự tồn tại của nhà nước.

- Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và lôgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước được xếp vào cùng một loại, về những điều kiện tồn tại và phát triển của các nhà nước đó.

- Ví dụ: Khi xác định một nhà nước đã tồn tại trong một thời điểm lịch sử nhất định thuộc kiểu nhà nước chủ nô, chúng ta sẽ có ngay những thông tin cơ bản về bản chất và những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước đó.

- Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.


2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới

- Lich sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ chưa có nhà nước đó là xã hội cộng sản nguyên thủy!

- Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước:

+ Kiểu nhà nước chủ nô;

+ Kiểu nhà nước phong kiến;

+ Kiểu nhà nước tư sản;

+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.

a. Kiểu nhà nước chủ nô

Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu nhà nước?

- Nhà nước chủ nô là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực thống trị của giai cấp chủ nô.

- Bản chất của nhà nước chủ nô

- Nhà nước chủ nô cũng có hai bản chất tính giai cấp và tính xã hội:

* Tính giai cấp

+ Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối lưu lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với lu lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác.

+ C.Mác và Ăngghen đã căn cứ vào những đặc điểm cụ thể để phân biệt chế độ nô lệ phương tây cổ điển và chế độ nô lệ phương Đông cổ đại.

+ Chế độ nô lệ phương tây cổ điển hay còn gọi là chế độ nô lệ Hy – La Được đặc trưng bởi tính điển hình của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong loại hình xã hội này nô lệ chiếm số lượng đông đảo trong xã hội và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội mà thực chất là cho chủ nô. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ biến và điển hình.

+ Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại hay còn gọi là chế độ nô lệ gia trưởng là loại hình xã hội còn duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc.

+ Trong chế độ này luôn lệ không phải là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải hàng hóa cho chủ lô mà hầu hết là làm công việc trong nhà. Lực lượng lao động chính của xã hội là các thành viên công xã nông thôn (nông nô) về địa vị xã hội họ tự do hơn so với nô lệ tuy nhiên họ vẫn chịu sự áp bức bóc lột của chủ nô.

* Tính xã hội

- Các nhà nước chủ nô ở các mức độ khác nhau đã tiến hành những hoạt động mang tính xã hội như: hoạt động làm thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông, xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng, hay hoạt động phát triển kinh tế thương mại ở Hy Lạp.

- Chức năng của nhà nước chủ nô

- Chức năng của nhà nước chủ nô trước hết được thể hiện ở các chức năng đối nội và đối ngoại cơ bản của nó.

- Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:

+ Chức năng củng cố và bảo vệ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ

+ Chức năng đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác

+ Chức năng đàn áp về mặt tư tưởng

- Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:

+ Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược

+ Chức năng phòng thủ chống xâm lược

- Hình thức nhà nước

+ Hình thức nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Kết quả của việc tiến hành sự thống trị về chính trị phụ thuộc phần lớn vào việc giai cấp thống trị tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo hình thức nào.

+ Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

b. Kiểu nhà nước phong kiến

- Kiểu nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy. 

- Trong kiểu nhà nước phong kiến giai cấp thống trị xã hội là địa chủ phong kiến, còn nông dân chỉ có quyền sở hữu nhỏ phụ thuộc vào địa chủ và hầu như không có quyền gì.

Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu nhà nước? (ảnh 2)

- Cơ sở hình thành của nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến với tư liệu sản xuất và nô lệ. Bản chất của nhà nước phong kiến là công cụ trong tay giai cấp địa chủ phong kiến để thực hiện chuyên chính với giai cấp nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp lao động khác, là phương tiện duy trì địa vị kinh tế bảo vệ lợi ích và sự thống trị của địa chủ phong kiến.

- Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của hoàng đế.

c. Nhà nước tư sản

Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu nhà nước? (ảnh 3)

- Nó bao gồm các hình thức như: chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa, chế độ cộng hòa đại nghị, chế độ tổng thống, v.v…Ngoài ra còn có sự khác nhau về chế độ bầu cử, chế độ một hay hai nghị viện, về nhiệm kỳ tổng thống, về sự phân quyền giữa tổng thống và nội các, v.v…Trong các nhà nước quân chủ lập hiến, vua là người đứng đầu trên danh nghĩa nhưng không có thực quyền, nghị viện là cơ quan lập pháp, nội các là cơ quan nắm mọi quyền lực, v.v…

- Do sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, việc chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản nhà nước đã làm tăng vai trò của nhà nước tư bản trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó có thể áp dụng những biện pháp “quốc hữu hóa”, “kế hoạch hóa” chương trình hóa nền sản xuất, điều chỉnh giá cả tiền lương, dịch vụ ; điều chỉnh quan hệ tài chính – hàng hóa – tiền tệ, v.v… Nhưng điều đó không có nghĩa là bản chất của nhà nước tư sản đã thay đổi, mà thực chất chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không hề thay thế tư bản tư nhân, mà tồn tại song song với kinh tế tư nhân, bổ sung cho kinh tế tư nhân. Về vấn đề này Lê-nin đã từng viết rằng: “Những hình thức của các nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một, chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”1.

d. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu nhà nước? (ảnh 4)

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa

+  Hình thức chính thể

+  Hình thức cấu trúc nhà nước

+  Chế độ chính trị

icon-date
Xuất bản : 18/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022