logo

Hình vị là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp. Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình. Để hiểu rõ hơn về hình vị là gì, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé:


1. Hình vị là gì?

Nhiều người cứ nghĩ rằng, khi kết hợp các âm tố với nhau, ta sẽ có các từ. Sự thực thì không phải bao giờ cũng như vậy. Nếu kết hợp các âm [ă], [n] và thanh ngang lại với nhau thì ta thu được một tổ hợp âm “ăn” của tiếng Việt, có ý nghĩa hoàn chỉnh và ta có thể kết hợp nó với các đơn vị như “tôi” và “cơm” thành một thông báo: “Tôi ăn cơm”. Song, nếu ta kết hợp các âm [d], [ă], [n] và thanh sắc, thành tổ hợp âm “đắn” thì rõ ràng tổ hợp âm này không cho ta ý nghĩa nào cả, và do đó, ta không thể dùng nó để kết hợp trực tiếp với các đơn vị khác thành một thông báo. Chẳng hạn, không thể kết hợp nó như là một tính từ để tạo ra một câu, kiểu như: “Ông ấy có nước da đắn”. Tổ hợp âm này chỉ xuất hiện trong một đơn vị lớn hơn là “đỏ đắn”, và chỉ trong đơn vị ấy, “đắn” mới cho ta một ý nghĩa nào đấy. Nói là nó cho ta một ý nghĩa nào đấy, bởi vì khó ai có thể nói rõ “đắn” biểu thị cái gì, nhưng chắc chắn là nó có nghĩa, vì rằng nó giúp ta phân biệt “đỏ đắn” với “đỏ au” hay “đỏ”. Một loạt các đơn vị trong tiếng Việt đều có chung tính chất như vậy, ví dụ như: đèm, biêng, tiêng, núc, hấu, v.v… . ở nhiều ngôn ngữ, những đơn vị như vậy được gắn chặt với các đơn vị có nghĩa hoàn chỉnh, làm thành một bộ phận của chúng, ví dụ như: -er trong worker (công nhân), singer (ca sĩ) của tiếng Anh, hay – at’el trong pisat’el’ (nhà văn), prepodava t’el’ (giáo viên) trong tiếng Nga. Chúng ta chỉ có thể biết được chúng nhờ vào sự xuất hiện lặp đi lặp lại, với cùng một ý nghĩa hoặc với ý nghĩa tương đối giống nhau của chúng. Nói rằng chúng lặp đi lặp lại, nhưng không phải bao giờ hình thức của chúng cũng giữ được nguyên vẹn mà có thể bị thay đổi đến một mức độ nhất định, và khi ấy, để nhận diện chúng, ý nghĩa cấu tạo của chúng sẽ là căn cứ quan trọng. Chẳng hạn, beg- trong begat’ (chạy) của tiếng Nga có dạng thức là bež trong từ beženets (vận động viên chạy), hoặc write [rait] và written [rit] trong tiếng Anh cũng khụng hoàn toàn giống nhau. Đơn vị đó được coi là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Các nhà ngôn ngữ học gọi đó là hình vị hay từ tố.

Như vậy, hình vị (hay từ tố) là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, chúng tồn tại bằng cách lặp đi lặp lại dưới cùng một dạng hoặc dưới dạng tương đối giống nhau trong các từ.

Chẳng hạn, trong dạng thức played của tiếng Anh người ta thấy ngay là: play và -ed. Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ ra khái niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt trong mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện. Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau. Trước hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng buộc). Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập. Ví dụ: house, man, black, sleep, walk… của tiếng Anh; nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm… của tiếng Việt. Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity… của tiếng Anh; ом, uх, е… của tiếng Nga. Trong nội bộ các hình vị hạn chế, người ta còn chia thành hai loại nữa: các hình vị biến đổi dạng thức (các biến tố) và các hình vị phái sinh. - Hình vị biến tố là những hình vị làm biến đổi dạng thức của từ để biểu thị quan hệ giữa từ này với từ khác trong câu. Ví dụ: cats, played, worked, singing ... trong tiếng Anh доме, pуку, читаю ... trong tiếng Nga - Hình vị phái sinh là những hình vị biến đổi một từ hiện có cho một từ mới. Kind – kindness; merry – merryly, (to) work – worker… của tiếng Anh hoặc như trường hợp дом – домuк; nucать – nucателъ của tiếng Nga.

>>> Tham khảo: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?

Hình vị là gì

2. Phân loại hình vị

Có 2 cách phân loại hình vị.

Cách 1: phân loại hình vị độc lập / hình vị không độc lập. Hình vị độc lập. Là hình vị một mình có thể tạo nên từ. Ví dụ : nhà, cửa, sông, núi, thương, ghét; Hình vị không độc lập không thể một mình tạo nên từ mà phải kết hợp vưới các hình vị khác mới tạo nên từ. Ví dụ : quốc, gia, sơn, giang, hải...

Cách 2: phân loại theo nguồn gốc. Hình vị thuần Việt : xe, gạch, nhà, nước, sông, biển ...; Hình vị vay mượn : thường là vay mượn từ tiếng Hán, nhưng cũng có một số hình vị vay mượn ở tiếng Anh : Mít tinh , tiếng Pháp: xà bông, cà phê, ở tiếng Nga: Xô Viết. * Cách 3: Có cách phân chia theo năng lực cấu tạo từ . Có những hình vị có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ bằng cách kết hợp với các hình vị khác như xe ( xe hơi, xe đạp, xe tăng...), máy ( máy cày , máy bơm, máy nổ ...), viên ( giáo viên, học viên, nhân viên...). Cũng có những hình vị hầu như cho đến nay không tạo nên từ nào khác .

Chẳng hạn, nheo ( nheo mắt). Ở đây do đặc trưng ý nghĩa mà khả năng kết hợp có hạn chế. Có một loại hình vị tự bản thân không có nghĩa và là những hình vị duy nhất .Những hình vị tự bản thân không có nghĩa là những hình vị xuất hiện trong một từ mà trong từ đó đã có một hoặc một vài yếu tố rõ ràng là hình vị thì lúc này hình vị tự bản thân không có nghĩa chỉ được xem nnư hình vị có nghĩa phân biệt bổ sung . Chẳng hạn: xanh lè; đỏ au, thì lè ; au là những hình vị tự bản thân không có nghĩa , nghĩa của nó là góp phần làm phần làm phân biệt : xanh / xanh lè ; đỏ / đỏ au... Ở trường hợp này, chúng ta cũng phải công nhận nó là hình vị mặc dù chúng ta không biết , hoặc tạm thời chưa biết nghĩa của nó là gì. Những hình vị duy nhất , tức là những hình vị tự bản thân không có nghĩa và chỉ xuất hiện trong một từ. Chẳng hạn: lè (xanh lè) ; au (đỏ au) ; hấu (dưa hấu)...Có cả những hình vị tuy cũng tự bản thân không có nghĩa nhưng lại xuất hiện hàng loạt trong một kiểu như : ang trong gọn gàng, dễ dàng, nhẹ nhàng, lẹ làng... và ai trong dễ dãi, mỉa mai...

>>> Tham khảo: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

---------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về hình vị là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 17/10/2022