Khái niệm ngành Logistics đang trở nên rât phổ biến trong xu thế hội nhập toàn cầu. Vậy bạn có biết Logistics là ngành gì? Cơ hội thăng tiến và công việc tương lai của ngành Logistics ra sao không? Hãy để chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết sau đây nhé!
Ngành Logistics bao gồm tất cả các dịch vụ và thông tin liên quan từ nguồn cung cấp đến điểm tiêu thụ nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng, bao gồm các quy trình: Lập kế hoạch, Thực hiện và Kiểm soát các thủ tục vận chuyển và lưu trữ hàng hóa sao cho hiệu quả và tối ưu nhất.
Người ta thường đánh đồng giữa Logistics và Vận tải, tuy nhiên, ngành Logistics có phạm vi rộng hơn rất nhiều so với ngành Vận tải. Khác biệt lớn nhất là Logistics đòi hỏi phải có nhiều kế hoạch cụ thể còn vận tải chỉ là một phương thức để thực hiện đưa hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Nói một cách khác vận tải đơn thuần chỉ là một phần của Logistics. Logistics không chỉ bao gồm vận chuyển mà còn liên quan tới lưu trữ, xử lý, kiểm kê, đóng gói, phân phối hàng hóa,… Vận hành Logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp cắt giảm được rất nhiều chi phí, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics, hiện nay nước ta có khoảng 30.000 doanh nghiệp Logistics đang hoạt động, hầu hết đều có quy mô vừa và nhỏ. Có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Trong đó có 89% là doanh nghiệp Việt Nam, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng thương mại điện tử thì nhu cầu Logistics càng tăng cao. Vì vậy các bạn trẻ có thể dễ dàng tìm thấy nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Hiện nay ngành Logistics đang xảy ra tình trạng khan hiếm nhân lực được đào tạo chuyên ngành, dẫn tới sự thiếu hụt các vị trí quản lý hoặc chuyên viên cao cấp. Các nhân sự trong ngành Logistics đa phần chỉ được đào tạo thực tiễn mà thiếu đi các kiến thức về quản trị. Điều này giúp cho các bạn trẻ sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển.
Tại nước ta, mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường trong ngành Logistics dao động từ khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng. Ở cấp độ quảng lý, mức đãi ngộ của bạn có thể lên tới 10 – 30 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm từ 5 năm trong ngành trở lên thì họ có thể đảm nhận vai trò quản lý kho bãi hay chuỗi cung ứng nhỏ lẻ. Mức lương dành cho các vị trí quản lý sẽ dao động từ 15 – 40 triệu đồng/tháng.
Trên đây là những giải đáp của Toploigiai về vấn đề Logistics là ngành gì? Cơ hội thăng tiến và công việc tương lai của ngành Logistics ra sao. Hy vọng rằng với những kiến thức trong bài sẽ phần nào hỗ trợ được các bạn trong việc định hướng nghề nghiệp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!