logo

Chủ nhân của “Nụ cười chiến thắng” trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Câu trả lời đúng nhất: Chủ nhân của “Nụ cười chiến thắng” trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là bà Võ Thị Thắng. Bức ảnh của người sinh viên yêu nước, chiến sĩ biệt động Võ Thị Thắng với “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của Mỹ ngụy năm 1968. Trước 1975, bà là sinh viên Sài Gòn, tham gia đấu tranh biểu tình chống chính quyền bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Khi bị kết án, bà có nói một câu được cho là rất nổi tiếng đó là "...tôi chỉ sợ chính quyền của các ông không tồn tại nổi đến khi tôi mãn hạn tù". Khi bà Võ Thị Thắng bị dẫn giải về nhà lao, có nhà báo đã chụp được bức ảnh Võ Thị Thắng mỉm cười đứng giữa hai lính dẫn giải.

Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về bà Võ Thị Thắng, chủ nhân của “Nụ cười chiến thắng” trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Tham khảo: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ?


1. Đôi nét về bà Võ Thị Thắng

Bà Võ Thị Thắng sinh ngày 10/1/1945 tại xã Tân Bửu (huyện Bến Lức, Long An). Bà nguyên là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và khóa X; Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI; nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Cuba; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Bà đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Hữu nghị Cuba; Huân chương ANA BETANCOUR CUBA; Huân chương ORIENTE CUBA; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Bà Võ Thị Thắng mất hồi 8 giờ 15 phút ngày 22/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 69 tuổi.


2. Hình ảnh“Nụ cười chiến thắng” trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Chủ nhân của “Nụ cười chiến thắng” trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” với câu nói ngắn gọn, đanh thép của cô gái miền Nam, nữ sinh trường Gia Long Võ Thị Thắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác của văn nghệ sĩ trong nước và ngoài nước lúc bấy giờ. Đúng như câu nói của bà, chỉ 5 năm sau, lính Mỹ phải xách va li về nước theo Hiệp định Paris. Ảnh chụp vào tháng 3/1973 tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo tinh thần bản Hiệp định Paris, kẻ địch buộc phải trao trả những người yêu nước bị cầm tù. Nữ sinh viên, chiến sĩ biệt động thành Võ Thị Thắng nằm trong nhóm cuối cùng của chiếc máy bay trao trả tù binh năm 1974. 

Chủ nhân của “Nụ cười chiến thắng” trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Bà Võ Thị Thắng cùng các bạn tù chính trị nữ trong đợt trao trả tù binh tại Lộc Ninh tháng 4/1974.

 


3. Võ Thị Thắng: Người đi, còn mãi một nụ cười biểu tượng

“Súng đạn, đòn roi của kẻ thù đã không thể làm gục ngã Võ Thị Thắng - người chiến sỹ cách mạng kiên trung với ‘nụ cười chiến thắng.’ Gần 46 năm đã qua, chúng ta đã, đang và sẽ còn mãi nhắc nhớ câu chuyện về người con gái Long An với nụ cười, câu nói đi vào lịch sử dân tộc,” Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Tâm nghẹn ngào nhớ về người đồng đội năm xưa.

Tháng 7/1968, bà Võ Thị Thắng được giao nhiệm vũ ám sát Trần Văn Đỗ, kẻ được cho là “mật vụ chỉ điểm” cho quân địch tại Quận 6 (Sài Gòn). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người chiến sỹ Võ Thị Thắng bị địch bắt.

Trong phiên tòa xử bà Võ Thị Thắng (ngày 2/8/1968) tại tòa án quân sự mặt trận 3 vùng chiến thuật của chính quyền Sài Gòn, một thành viên trong hội đồng xét xử đã nói: “Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối.”

Với nụ cười kiêu hãnh, vẻ hiên ngang, người tù binh Võ Thị Thắng đáp lại đanh thép: “Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”

“Một phóng viên người Nhật đã ghi lại khoảnh khắc ấy với bức ảnh ‘Nụ cười chiến thắng.’ Bức ảnh cùng câu nói ngắn gọn, đanh thép của bà Võ Thị Thắng sau đó đã làm rung động lòng người. Quả đúng như những gì bà đã nói, năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, quân Mỹ buộc phải rút khỏi Việt Nam. Bà được trả tự do.


4. Truy tặng danh hiệu Anh hùng - bà Võ Thị Thắng 

Bà được truy tặng danh hiệu này vì những thành tích đặc biệt xuất sắc của bà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bà Võ Thị Thắng (1945 - 2014) tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam năm 16 tuổi, 

Năm 1968, bà bị bắt và bị kết án 20 năm khổ sai. Ngay trước tòa, sau khi nghe tuyên án, cô nữ sinh Gia Long Võ Thị Thắng đã nở nụ cười rạng rỡ và được mang danh “nụ cười chiến thắng” từ đó.

Sau hòa bình, bà từng giữ các chức vụ: phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Bà cũng nhiều năm là đại biểu Quốc hội

----------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Chủ nhân của “Nụ cười chiến thắng” trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là ai? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 21/10/2022 - Cập nhật : 21/10/2022