logo

Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là?

Câu hỏi: Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là

A. Hình chiếu  

B. Vật chiếu  

C. Mặt phẳng chiếu  

D. Vật thể

Trả lời: 

Đáp án: A. Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu 

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về hình chiếu nhé!


1. Khái niệm hình chiếu

- Hình chiếu là hình biểu diễn ba chiều của vật lên mặt phẳng hai chiều. Yếu tố cơ bản giúp tạo nên hình chiếu chính là vật cần chiếu, phép và mặt phẳng chiếu.

- Hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên đường thẳng chính là khoảng cách giữa hai đoạn thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho trước. Hình chiếu của một điểm tức là giao điểm của đường thẳng đã cho trước, và đường thẳng kẻ từ điểm vuông góc.

Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là?

2. Phân loại hình chiếu

a. Hình chiếu thẳng góc được biểu diễn trên cơ sở phép chiếu thẳng góc, trong đó hướng chiếu được người vẽ lựa chọn sao cho hình vẽ chỉ thể hiện 2 chiều kích thước của đối tượng vẽ. Vì vậy loại hình chiếu này còn được gọi là hình vẽ 2D. Đây là một trong các loại hình biểu diễn được sử dụng phổ biến nhất trong các bản vẽ kỹ thuật.

Một đối tượng trong không gian thông thường có 6 hướng quan sát (hướng chiếu) cơ bản. Mỗi hướng quan sát  cho 1 hình ảnh về đối tượng vẽ, các hình ảnh  này có thể giống hoặc hoặc khác nhau tùy theo hình dạng của đối tượng vẽ. 6 hình chiếu đó được chia thành 3 nhóm, gồm có:

- Hình chiếu từ trước hoặc từ sau

- Hình  chiếu từ bên phải hoặc từ bên trái

- Hình  chiếu từ trên hoặc từ dưới

b. Hình chiếu trục đo: bản chất của hình chiếu này thể hiện cả 3 chiều của vật thể lên mặt phẳng chiếu, những tia chiếu song song với nhau, tùy theo phương chiếu là xiên góc hay là vuông góc, theo sự tương quan biến dạng của 3 chiều mà được phân ra các loại.

* Hình chiếu trục đo vuông góc

- Hình chiếu trục đo vuông góc đều ba thông số biến dạng theo 3 trục bằng nhau

- Hình chiếu trục đo vuông góc cân hai trong 3 thông số biến dạng bằng nhau từng đôi một

- Hình chiếu trục đo vuông góc lệch 3 thông số biến dạng theo ba trục không bằng nhau

* Hình chiếu trục đo xiên góc

- Hình chiếu trục đo xiên góc đều

- Hình chiếu trục đo xiên góc cân

- Hình chiếu trục đo xiên góc lệch.


3. Tam giác hình chiếu là gì?

- Tam giác hình chiếu hay còn gọi là tam giác bàn đạp tại một điểm P đối với tam giác cho trước đó có 3 đỉnh là hình chiếu của P lên 3 cạnh tam giác đó.

Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là? (ảnh 2)

Xét theo tam giác ABC, một điểm P trên mặt phẳng chiếu không trùng với 3 điểm lần lượt là A, B và C. Gọi các giao điểm của 3 đường thẳng qua P kẻ vuông góc với điểm ba cạnh tam giác BC, CA và AB là L, M, và N, khi đó LMN được gọi là tam giác bàn đạp ứng với điểm P của tam giác ABC. Ứng với tại mỗi điểm P ta có một tam giác bàn đạp hoàn toàn khác nhau, ví dụ:

- Nếu P = trực tâm, khi đó LMN = Tam giác orthic.

- Nếu P = tâm nội tiếp, khi đó LMN = Tam giác tiếp xúc trong.

- Nếu P = tâm ngoại tiếp, khi đó LMN = Tam giác trung bình.

Điểm P nằm trên đường tròn ngoại tiếp, tam giác bàn đạp LMN sẽ suy biến thành một đường thẳng. Khi điểm P nằm trên đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC thì tam giác bàn đạp của nó sẽ trở thành một đường thẳng Simson, đường thẳng này được nhà toán học Robert Simson đặt tên.


4.Cách vẽ hình chiếu trong công nghệ lớp 8

Chuẩn bị để vẽ hình chiếu 

- Dụng cụ vẽ bao gồm: Bộ dụng cụ vẽ kỹ thuật (như thước, eke, compa,…), bút chì cứng hoặc bút chì mềm và tẩy,…

- Vật liệu gồm: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẻ ô hay kẻ li

- Tài liệu gồm: Sách giáo khoa Công nghệ

Cách vẽ hình chiếu vật mẫu L hoặc hình biểu diễn ba chiều của một vật thể

Bước 1: Quan sát kỹ vật thể, phân tích hình dạng vật thể và chọn hướng chiếu vuông góc với các bề mặt của vật thể đó để biểu diễn hình dạng vật thể

- Hình dạng:

+ Hình chữ L sẽ nội tiếp khối hình chữ nhật

+ Phần nằm ngang sẽ có rãnh hình hộp chữ nhật

+ Phần đứng sẽ có lỗ hình trụ nằm ngang

- Hướng chiếu:

+ Hướng chiếu đứng: là từ trước vào

+ Hướng chiếu bằng: là từ trên xuống

+ Hướng chiếu cạnh: là từ trái sang

Bước 2: Chọn một tỉ lệ thích hợp với khổ giấy A4 và kích thước của vật thể L. Bố trí ba hình chiếu sao cho cân đối trên bản vẽ theo các hình chữ nhật với bao ngoài hình chiếu là bằng nét liền mảnh

Bước 3: Lần lượt vẽ bằng các nét liền mảnh từng phần của vật thể với các đường giống giữa các hình chiếu của từng phần vật thể

- Vẽ khối chữ L

- Vẽ rãnh hình hộp

- Vẽ lỗ trụ

Bước 4: Tô đậm lại các nét thấy, đường bao nhìn thấy của vật thể trên hình chiếu, dùng nét đứt để biểu diễn các cạnh khuất và đường bao khuất

Bước 5: Kẻ các đường gióng, các đường ghi kích thước và con số kích thước trên các hình chiếu

Bước 6: Kẻ khung cho bản vẽ, khung tên và ghi nội dung

icon-date
Xuất bản : 06/03/2022 - Cập nhật : 07/03/2022