logo

Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì?

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về vẽ các khối tròn xoay là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì?

 A. Hình tam giác cân

 B. Hình tam giác đều

 C. Hình chữ nhật

 D. Hình tròn

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Hình tròn

Hình chiếu bằng của hình nón là hình tròn.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về vẽ các khối tròn xoay nhé!


Kiến thức tham khảo về vẽ các khối tròn xoay


1. Khối tròn xoay

Trong toán học, kỹ thuật, và sản xuất chế tạo, khối tròn xoay là một hình khối thu được bằng cách quay một đường cong phẳng xung quanh một đường thẳng (trục quay) nằm trên cùng mặt phẳng.

- Các khối tròn xoay thường gặp:

Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì?

- Cách tạo thành hình trụ: Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình trụ

Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì? (ảnh 2)

- Cách tạo thành hình nón: Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được hình nón

Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì? (ảnh )

- Cách tạo thành hình cầu: Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu

Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì? (ảnh 4)

Tóm lại: Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình


2. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu

a. Hình trụ

Mặt trụ là mặt được hình thành bởi một đường thẳng gọi là đường sinh chuyển động trên một đường cong và luôn cách một đường thẳng khác một đoạn không đổi và song song với đường thẳng đó.

Vậy biểu diễn mặt trụ trên các mặt phẳng hình chiếu chính là biểu diễn tập hợp các đường thẳng song song với một đường thẳng và cách đường thẳng đó một khoảng không đổi.

Bảng 6.1

Hình chiếu

Hình dạng

Kích thước

Đứng Hình chữ nhật Đường kính d, chiều cao h
Bằng Hình tròn Đường kính d
Cạnh Hình chữ nhật Đường kính d, chiều cao h
Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì? (ảnh 5)

b. Hình nón

Mặt nón được hình thành trên bởi một đường thẳng được gọi là đường sinh chuyển động luôn đi qua một điểm cố định gọi là đỉnh nón và luôn tựa trên một đường cong gọi là đường chuẩn hoặc đáy. 

Bảng 6.2

Hình chiếu

Hình dạng

Kích thước

Đứng Tam giác cân Đường kính d, chiều cao h
Bằng Hình tròn Đường kính d
Cạnh Tam giác cân Đường kính d, chiều cao h
Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì? (ảnh 6)

c. Hình cầu

Mặt cầu là mặt được hình thành bằng cách quay một đường tròn quanh một đường kính của nó.

Bảng 6.3

Hình chiếu

Hình dạng

Kích thước

Đứng Hình tròn Đường kính d
Bằng Hình tròn Đường kính d
Cạnh Hình tròn Đường kính d
Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì? (ảnh 7)

* Lưu ý: Thường dùng hai hình chiếu để biểu diễn khối xoay tròn, một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy.

Những quy ước vẽ hình chiếu:

- Tìm vị trí vật thể để vẽ hình chiếu từ trước ( Hình chiếu chính) sao cho thể hiện nhiều nhất và tương đối rõ ràng nhất những phần tử quan yếu của khối vật thể.

- Căn cứ vào mức độ phức tạp của khối vật thể mà sắm loại hình chiếu và số lượng hình chiếu cho đủ (ko thừa, ko thiếu)

- Nếu những vị trí những hình chiếu thay đổi vị trí thì phải ký hiệu bằng chữ.


3. Lời kết

Các em cần ghi nhớ:

- Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là hình chữ nhật, của hình nón là hình tam giác cân và của hình cầu là hình tròn

- Hình chiếu trên mặt phẳng vuông góc với trục quay của các khối tròn là hình tròn.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022