logo

HClO là chất điện li mạnh hay yếu? Tính chất, ứng dụng

icon_facebook

Tìm hiểu về tính chất vật lý, hóa học của HClO và nhận xét HClO là chất điện li mạnh hay yếu. Qua đó các bạn sẽ nắm chắc kiến thức về HClO và chất điện li.


1. HClO là chất gì?

HClO là một axit yếu gọi là axit hipoclorơ, dùng để khử trùng và làm sạch bể bơi. Axit hipoclorơ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như hydro hypoclorite, clorin hydroxit. Hợp chất này có công thức hóa học là HClO, và trong một số ngành công nghiệp nó còn có công thức HOCl. Axit hipoclorơ là chất khử trùng rất phổ biến hiện nay.

 

hclo là chất điện li mạnh hay yếu

>>> Tham khảo: Viết phương trình điện li HClO?


2. Tính chất vật lý của HClO

- Axit hipoclorơ  được phân ly từ Axit clorơ nguyên chất không bền ở trạng thái oxy hóa +1. hể hiện tính chất đặc trưng là tác nhân oxy hóa mạnh, có thể gây nổ hóa học khi tiếp xúc với các chất khác.

- Ở điều kiện thường, HClO tồn tại ở trạng thái lỏng không màu, hòa tan được trong nước.

- Khối lượng phân tử : 52.46 g/mol

- Độ hòa tan trong nước : Hòa tan

- Tính axit: 7.53


3. HClO là chất điện li mạnh hay yếu?

HClO là chất điện li yếu vì khi hòa tan trong nước chỉ một phần rất nhỏ phân tử HClO hòa tan phân li thành ion. Phần còn lại tồn tại dưới dạng phân tử nguyên bản và ở trong dung dịch. Phương trình điện li:

HClO ⇌ OCl + H+

Có thể thấy, phương trình điện li HClO còn diễn ra theo cả chiều thuận lẫn chiều nghịch. Điều này cho thấy HClO là axit yếu.

Các muối được tạo ra với gốc OCl- có tính chất khử trùng và tẩy rửa mạnh nên được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm tẩy rửa, hóa chất xử lý nước hay trong công nghiệp chế biến thực phẩm.


4. Tính chất hóa học của HClO

– Axit hipoclorơ phản ứng với axit clohiđric để giải phóng khí clo:

    HClO + HCl → H2O + Cl2

– HClO có tính oxi hoá mạnh hơn khi khí Clo ở điều kiện chuẩn:

2 HClO + 2 H+ + 2 e− ⇌ Cl2 + 2 H2O

– Các muối HClO được gọi là các hipoclorit. Một trong những hipocloríc được biết đến nhiều nhất là NaClO, một chất độn hoạt động rất mạnh trong các chất tẩy rửa.

>>> Tham khảo: HClO3 là axit mạnh hay yếu?


4. Điều chế và sản xuất HClO

Tùy vào điều kiện và mục đích sử dụng, có thể điều chế Axit hipoclorơ theo những cách khác nhau:

Có thể dùng phương pháp sục khí Clo vào nước

Cl2 + H2O ⇔ HClO + HCl

Thu được từ phản ứng giữa Kali hiproclorit với nước

H2O + KClO → KHCO+ HClO

Cho Ca(ClO)2 phản ứng với nước với sự có mặt của khí CO2 tạo ra muối kết tủa và dung dịch HClO không màu

H2O + Ca(ClO)→ CaCO2 (kết tủa) + HClO


5. Ứng dụng của HClO

Trong đời sống người ta thường sử dụng HClO để làm chất tẩy trắng, chất khử mùi, chất oxi hóa, và chất sát trùng diệt vi khuẩn (được dùng trong xử lý nước, giúp tiệt trùng trong các hồ bơi.)

Trong tổng hợp hữu cơ, HClO chuyển anken thành clorua hiđrin.

Trong sinh học, axit hipoclorơ được tạo ra trong các tế bào bạch cầu trung tính (granulocytes neutrophil), hoạt hóa bởi quá trình peroxide hóa ion clorua qua trung gian myeloperoxidase, và góp phần tiêu diệt vi khuẩn.

Trong ngành thực phẩm, HClO giúp xử lý bề mặt thực phẩm trước khi chế biến, những thiết bị đặc biệt tạo ra dung dịch HClO yếu từ nước và muối thường được sử dụng để tạo ra một lượng vừa đủ các chất diệt khuẩn an toàn.

Trong y tế, dùng làm chất khử khuẩn, khử trùng, làm sạch bề mặt vết thương. Kể từ đầu năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt các sản phẩm có thành phần hoạt chất chính là axit hipoclorơ. Chúng được sử dụng trong điều trị vết thương và khử nhiễm trùng cho cả người và vật nuôi. Nó cũng được FDA chấp thuận làm chất bảo quản cho các dung dịch muối.

Ngoài ra, Axit hipoclorơ còn có tác dụng diệt trừ hiệu quả đối với hầu hết các loại vi khuẩn, vi rút, kể cả vi rút Corona. Dung dịch này đã được  Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản công nhận có tính sát khuẩn cao nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn với con người và môi trường, nhờ đặc trưng lớn nhất là sau khi sát khuẩn xong thì sẽ trở thành nước.  Thậm chí, Tính sát khuẩn của axit hipoclorơ còn cao hơn cả cồn 70 độ và nước Javen (NaClO ).

icon-date
Xuất bản : 05/09/2022 - Cập nhật : 13/06/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads