logo

Hãy trình bày giáo dục hoạt động nhận thức cho trẻ mầm non. Liên hệ thực tiễn

Câu hỏi: Hãy trình bày giáo dục hoạt động nhận thức cho trẻ mầm non. Liên hệ thực tiễn

Trả lời:

Giáo dục và phát triển hoạt động nhận thức cho trẻ là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có định hướng, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành cho trẻ mọt số biểu tượng đơn giản về thế giới xung quanh và phương thức hoạt động trí tuệ sơ đẳng góp phần phát triển những năng lực và nhu cầu hoạt động nhận thức ở trẻ em.

a, Mục tiêu và ý nghĩa.

Mục tiêu cơ bản của việc phát triển hoạt động nhận thức là nâng cao trình độ phát triển chung của trẻ , góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Dưới sự tổ chức hướng dẫn của nhà giáo dục , trẻ nắm được tri thức có hệ thống, có được một số biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh trên cơ sở đó hình thành cho trẻ hứng thú nhận thức, bước đầu giúp trẻ nắm được các phương thức đơn giản của hoạt động trí tuệ và tạo điều kiện phát triển hoạt động nhận thức của trẻ.

- Giáo dục hoạt động nhận thức mà đặc biệt là giáo dục và phát triển các giác quan cho trẻ mầm non là một điều quan trọng. Giáo dục trí tuệ cho trẻ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị những điều kiện học tập có kết quả ở trường phổ thông sau này

- Giáo dục hoạt động nhận thức có mối quan hệ mật thiết với giáo dục tình cảm, đạo đức xã hội cho trẻ, thông qua hoạt động trí tuệ có thể giáo dục trẻ về tính trung thực, kiên trì, sang tạo….Mặt khác phát triển năng lực nhận thức, cảm giác, tri giác là điều kiện cho hoạt động thẩm mĩ của trẻ. Nhờ hệ thống tri thức, biểu tượng khái niệm về thế giới xung quanh ma trẻ có thể nhận biết được giá trị thẩm mĩ từ đó có thị hiếu thẩm mĩ.

b, Nhiệm vụ và nội dung của giáo dục nhận thức. 

* Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh của trẻ.

- Hình thành ở trẻ sự quan tâm, tính tò mò về các hiện tượng, sự vật khác nhau ở xung quanh và thông qua đó giáo dục trẻ có ý thức gần gũi với môi trường.

- Thu hút trẻ vào hoạt động tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh đó liên hệ với cuộc sống hàng ngày của mình.

- Tăng cường vốn tri thức cho trẻ, sắp xếp, giải thích và hệ thống hóa các tri thức đó. Giúp trẻ hiểu rõ rang các khái niệm về sự vật xung quanh, chức năng và một số phẩm chất của chúng như màu sắc, hình dạng, kích thước… Trẻ cũng cần được tiếp thu tri thức về một số hiện tượng tự nhiên, nắm được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng mang tính quy luật và mang tính nguyên nhân gần gũi như dấu hiệu đặc trưng của các mùa trong năm… Cung cấp và làm giàu một số biểu tượng sơ đẳng về một số hiện tượng và sự kiện trong đời sống xã hội của người lớn, về đất nước, thủ đô, lãnh tụ, các ngày lễ hội…

Hãy trình bày giáo dục hoạt động nhận thức cho trẻ mầm non. Liên hệ thực tiễn

* Phát triển quá trình nhận thức của trẻ

- Phát triển các giác quan

- Trên cơ sở đó phát triển tư duy và tưởng tượng cho trẻ. Đặc biệt quan tâm phát triển một số thao tác của tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp.

* Hình thành một số năng lực trí tuệ

- Hình thành khả năng định hướng trong môi trường xung quanh của trẻ

- Phát triển óc tò mò ham hiểu biết, sự nhanh trí..

- Hình thành khả năng nhận xét đánh giá khách quan các hiện tượng

- Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề hợp lí của trẻ.

* Phương tiện chủ yếu của giáo dục nhận thức

Phương tiện giáo dục hoạt động nhân thức như hoạt động với đồ vật, hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, ngôn ngữ, làm quen vơi môi trường xung quanh, chế độ sinh hoạt hàng ngày.

c, Thực hiện nội dung giáo dục hoạt động nhận thức cho trẻ

* Các nội dung cần thực hiện

- Tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi

- Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

- Tổ chức hoạt động học tập cho trẻ mẫu giáo

- Tổ chức giao tiếp hàn ngày

- Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.

* Điều kiện cầm thiết đẻ tổ chức giáo dục nhận thức

- Phải có một môi trường học tập, vui chơi đa dạng phù hợp với yêu cầu giáo dục

- Sử dụng kết hợp các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm kích thích hoạt động nhận thức của trẻ

- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường mầm non trong công tác giáo dục nhận thức cho trẻ.

* Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện nội dung giáo dục nhận thức

- Hệ thống giáo dục phải đồng bộ nhằm phát triển hoạt động nhận thức của trẻ, góp phần phát triển nhân cách toàn diện

- Giáo viên nên thúc đấy sự phát triển trí tuệ dựa trên kinh nghiệm của trẻ, khai thác tiềm năng vốn có, hướng sự phát triển của trẻ đến vùng phát triển gần nhất

- Tạo cho trẻ hứng thú trong quá trình khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh

- Sử dụng đa dạng và linh hoạt mềm dẻo cấc phương pháp biện pháp và tổ chức môi trường nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ.

d, Liên hệ thức tiễn

Tại trường mầm non nơi tôi công tác đã thực hiện việc giáo dục và phát triển nhận thức cho trẻ một cách linh hoạt, đầy đủ và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức các hoạt động tư duy gắn liền với tuổi, luôn chuẩn bị giáo cụ trực quan, môi trường hoạt động phù hợp theo chủ đề để khuyến khích, tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động.

Giáo viên coi trẻ là trung tâm là chủ thể của hoạt động luôn khuyến khích trẻ tích cực, tụ lực khám phá môi trường xung quanh. 

icon-date
Xuất bản : 20/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022