logo

Hãy nêu các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết

Câu hỏi: Hãy nêu các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết

Lời giải:

- Một số cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết:

Làm một điều mình thích để quên đi căng thẳng

Ăn một món ngon

Tìm những trò chơi mới để khiến bản thân trở nên vui vẻ.

Bình tĩnh để giải quyết căng thẳng.

Cố gắng suy nghĩ tích cực hơn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.

Chia sẻ căng thẳng với bạn bè, thầy cô giáo, người thân để giải tỏa .

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

* Sự hình thành căng thẳng

Căng thẳng có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống, nhưng cũng có thể được tạo ra từ sự nhìn nhận sinh bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp lực.

Theo sinh lý học và sinh học, căng thẳng là một phản ứng của cơ thể sống đối với stressor (nghĩa là "căng thẳng nguyên") như là điều kiện môi trường hay một kích thích tố (stimulus).

Căng thẳng là một phương thức mà cơ thể đáp ứng với các thách thức. Sau một sự kiện áp lực, cách cơ thể đáp ứng với căng thẳng là thông qua sự kích hoạt hệ thần kinh giao cảm dẫn đến đáp ứng căng thẳng cấp hay còn gọi là phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy.

* Biểu hiện của căng thẳng

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể đối mặt với căng thẳng, tuy nhiên mỗi người sẽ đối mặt với một mức độ căng thẳng khác nhau cùng những nguyên nhân khác nhau.

Có nhiều lí do gây căng thẳng trong cuộc sống của mỗi người. Thông thường stress gắn với những hoàn cảnh gây ra bởi những quan hệ, những mâu thuẫn trong gia đình, đồng nghiệp, căng thẳng trong học hành, thi cử v.v…nhưng thực ra đứng trước bất kỳ một thay đổi nào cũng có thể dẫn đến tình trạng stress.

Những thay đổi về khí hậu, sự khác biệt về văn hóa, những thay đổi trong nghề nghiệp, công việc như: nhận công việc mới, thay đổi nơi ở, nơi làm việc, bị đuổi việc, những yếu tố liên quan đến tình cảm ( cưới hỏi, ly thân, ly dị, sinh con, người thân mất...)... đều có thể gây căng thẳng.

Thay đổi về cơ thể như ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, tuổi già bệnh tật; Các yếu tố mang tính xã hội như chiến tranh, suy thoái kinh tế, khó khăn trong dịch bệnh,…cũng có thể dẫn đến stress. 

Hãy nêu các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết.

* Cách ứng phó khi gặp căng thẳng

Ứng phó với căng thẳng chính là các kỹ năng được xây dựng nhằm giúp bạn có thể dễ dàng đối mặt và giữ được sự bình tĩnh khi phải đối diện với các tình huống cản trở, khó khăn trong công việc, học tập. Với nhịp sống vội vã hiện nay, căng thẳng, stress là các yếu tố không thể tránh khỏi.

Trong thực tế, căng thẳng mang lại khá nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta, nó là nguồn động lực lớn giúp bạn có thể cố gắng và nỗ lực hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải sự căng thẳng nào cũng sở hữu những mặt lợi, mặt tốt.

Nếu bạn không biết cách kiểm soát cảm xúc, ứng phó tốt với căng thẳng sẽ dễ khiến tâm trạng bị xuống dốc, suy nghĩ dần trở nên tiêu cực. Vì thế, việc rèn luyện cho bản thân các kỹ năng ứng phó là vô cùng cần thiết để bạn tránh khỏi những hệ lụy nguy hiểm mà stress gây ra.

Nên hiểu rằng, tất cả các vấn đề xoay quanh cuộc sống đều có thể khiến bạn trở nên phiền muộn, căng thẳng. Bạn hoàn toàn không thể né tránh được tất cả nên cách duy nhất là đối mặt và vượt qua chúng. Những người có được kỹ năng ứng phó tốt với các tình huống gây căng thẳng sẽ có chất lượng cuộc sống cao hơn, họ dễ dàng điều chỉnh và cân bằng trạng thái tâm lý của bản thân.

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 28/10/2023