Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Nhà văn Nguyễn Bình Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, với lối viết mới mẻ, đặc biệt khác hoen so với những nhà văn cùng thời đại. Mời các bạn tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Bình Phương để tìm hiểu kĩ hơn về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, và những nhận định về ông.
- Nguyễn Bình Phương sinh năm 1965
- Quê quán: Thái Nguyên
- Ông từng nhiều năm công tác tại biên giới phía Bắc. Từng biên kịch tại đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, biên tập văn học tại Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
- Thi đậu trường viết văn Nguyễn Du khóa 4 ông vẫn mang quân phục lính. Ra trường chuyển về đoàn kịch quân đội, và sau đó là Nhà Xuất bản QÐND. Ở cương vị này Nguyễn Bình Phương là bà đỡ cho nhiều nhà văn với mảng văn học chiến tranh.
- Năm 1989 anh học trường viết văn Nguyễn Du
- Hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Năm 2012, tập thơ “Buổi câu hờ hững” của anh được trao Giải thưởng Thơ của Hội Nhà văn Hà Nội.
- Năm 2015, tiểu thuyết “Mình và họ” của anh cũng được trao Giải thưởng Văn xuôi của Hội Nhà văn Hà Nội.\
- Năm 2021 tiểu thuyết "Một ví dụ xoàng" được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam
- Khách của trần gian (NXB Văn Học, 1986)
- Xa thân (1997), Lam chướng (1992).
- Vào cõi ( NXB Thanh Niên, 1991)
- Những đứa trẻ chết già (NXB văn học 1994)
- Người đi vắng (NXB văn Học 1999)
- Trí nhớ suy tàn ( NXB Thanh Niên 2000)
- Thoạt kỳ thuỷ (NXB Văn Học, 2005)
- Ngoài ra, anh còn nhiều truyện ngắn đăng rải rác ở các báo, các trang web văn học.
Đi vào tác phẩm của Nguyễn Bình Phương ta nhận thấy một lối viết rất riêng biệt, mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian thời gian cho đến sử dụng ngôn từ…Nguyễn Bình Phương thường hướng ngòi bút mảnh vỡ của hiện thực và các "tiểu tự sự" trong cuộc sống hiện đại, từ đó khắc họa một thực tại phân mảnh. Để làm nổi bật điều này, Nguyễn Bình Phương sử dụng cấu trúc xoắn kép với nhiều mạch truyện chạy song song – một đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông. Đặc biệt, yếu tố kỳ ảo trở thành công cụ quan trọng giúp ông truyền tải ý tưởng, mang đến màu sắc tâm linh sâu sắc, tạo nên sự hấp dẫn và chiều sâu trong các tác phẩm.
- Ông cũng bày tỏ quan điểm riêng của mình về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: "Dù nhiều người nói tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương không hiện thực. Nhưng Nguyễn Bình Phương là người công bằng nhất với hiện thực của xã hội, với con người. Nguyễn Bình Phương không phán xét cụ thể, không vạch định ra đúng sai, không có ý đồ dẫn bạn đọc đi vào một lối nào đó trong tính mê dụ của mình, mà để cho độc giả tự nhận thức qua việc tiếp nhận tác phẩm…."