logo

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bính (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

icon_facebook

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thị Dung

Học vị:

Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Hoàng Thị Dung

Học vị:

Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm

Nguyễn Bính là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, được mệnh danh là thi sĩ của đồng quê khi ngòi bút của ông luôn hướng về quê hương, những người lao động, những bản sắc dân tộc. Mời các bạn tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Nguyễn Bính để tìm hiểu kĩ hơn về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, và những nhận định về ông.


Tiểu sử Nguyễn Bính 

– Nguyễn Bính (1918 -1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính (có thời kì lấy tên Nguyễn Bính Thuyết). 

– Quê quán: Làng Thiện Vịnh xã Đông Hội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

– Nguyễn Bính xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm mồ côi mẹ, năm 10 tuổi phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống.

– Nguyễn Bính làm thơ khi mới 13 tuổi và sớm thể hiện tài năng sáng tác của mình.

– Năm 1943, ông vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống Pháp.

– Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và tiếp tục tham gia công tác báo chí văn nghệ.


Sự nghiệp Nguyễn Bính 

– Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng với sáng tác: "...Anh đố em này"

– Năm 1937 Nguyễn Bính được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn.

– Từ năm 1940 trở đi Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, đa dạng và trong đó chủ yếu là thơ tình.

– Nguyễn Bính vào Huế để tìm đề tài sáng tác, người anh cả lúc bấy giờ đang ở Hà Nội và viết truyện dài Nhan Sắc đã sẵn sàng cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh, tất cả số tiền mình có và trở về quê bán dãy thềm đá xanh. Vào Huế Nguyễn Bính gửi cho Trúc Đường rất nhiều bài thơ trước rồi mới đăng lên báo.

– Năm 1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa.


Một số tác phẩm tiêu biểu Nguyễn Bính 

+ Bóng giai nhân (Kịch Thơ 1942)

+ Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)

+ Ông lão mài gươm (Thơ 1947)

+ Chiến dịch mùa xuân (Thơ, 1949)

+ Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)

+ Trả ta về (Thơ 1955)

+ Gửi người vợ miền Nam (Thơ 1955)

+ Trong bóng cờ bay (Truyện Thơ 1957)

+ Nước giếng thơi (Thơ 1957)

+ Tiếng trống đêm xuân (Truyện Thơ 1958)

+ Tình nghĩa đôi ta (Thơ 1960)

+ Cô Son (Chèo cổ 1961)

+ Đêm sao sáng (Thơ 1962)

+ Người lái đò sông Vỹ (Chèo 1964)

+ ....

– Thơ Nguyễn Bính có nhiều bài được phổ nhạc và cũng có nhiều nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ của ông:

+ Cách xa được Song Ngọc phổ nhạc

+ Chân quê được Trung Đức phổ nhạc và được Song Ngọc phổ thành ca khúc Hương đồng gió nội

+ Chuyện tình hoa mai được Anh Bằng phổ nhạc

+ Cô hái mơ được Phạm Duy phổ nhạc

+ Cô lái đò được Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc

+ Gái xuân được Từ Vũ phổ nhạc

+ Ghen được Trọng Khương phổ nhạc

+ Hôn nhau lần cuối được Văn Phụng phổ nhạc
+ ...


Phong cách sáng tác của Nguyễn Bính

 Nguyễn Bính là một nhà thơ với phong cách sáng tác riêng biệt, khó trộn lẫn với những nhà thơ cùng thời. Được mệnh danh là thi sĩ của đồng quê, ông mang đến một diện mạo mới mẻ cho Thơ mới, nhưng vẫn giữ được hồn cốt dân gian mộc mạc. Thơ của Nguyễn Bính chính là sự kết nối giữa thơ hiện đại và truyền thống, tạo nên một thể loại thơ dân gian hiện đại đầy sức sống. Nét độc đáo này thể hiện qua cả nội dung và nghệ thuật, làm nên phong cách thơ mới của ông. Nguyễn Bính, với phong cách thơ mới mang đậm chất dân gian, đã trở thành một ngôi sao sáng khác lạ trong bầu trời Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.


Nhận định về Nguyễn Bính 

– "Nếu đem đọ ở bất cứ cuốn sách đoạt giải Nobel nào với Truyện Kiều, với thơ Hồ Xuân Hương, với thơ Nguyễn Bính, tôi chắc chắn rằng, tôi sẽ chọn Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Bính, và tôi cũng không hoàn toàn ngạc nhiên khi một ngày nào đó, Nguyễn Bính được giải Nobel hay được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới" (TS. Nguyễn Sĩ Đại) 

– “Tôi hiểu anh Bính, anh ấy rất lãng mạn, lãng tử nhưng rất có lòng nhân, là người tốt, thương người và chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm”  (Bà Nguyễn Hồng Châu)

– “So với các nhà thơ lãng mạn trước đây, Nguyễn Bính đứng riêng một cõi.” (Lê Đình Kỵ)

– “Thơ Nguyễn Bính “còn sống mãi, làm việc mãi cho tương lai”,”Người Việt Nam còn yêu thơ Nguyễn Bính mãi, càng văn minh hiện đại lại càng trân trọng” (Vũ Quần Phương)

– “khó tìm đâu ra một hồn thơ quê mùa như Nguyễn Bính”, “Thơ của Nguyễn Bính có tính cách Việt Nam, mộc mạc như câu hát đồng quê’ 

(Hoài Thanh khẳng định)

icon-date
Xuất bản : 10/12/2024 - Cập nhật : 24/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads