Bài viết Giới thiệu tác giả Phạm Quý Thích sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm phong cách sáng tác của ông.
- Phạm Quý Thích ( 25/12/1760 - 16/05/1825 ), tên hiệu là Lập Trai, biệt hiệu Thảo Đường cư sĩ.
- Quê quán: xã Hoa Đường, huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).
- Sau dời lên kinh đô Thăng Long, ngụ tại phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay là phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
- Ông đậu Tiến sĩ Thịnh khoa năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779), khi vừa 19 tuổi.
- 23 tuổi (1783), ông đã trải các chức: Hàn lâm viện hiệu thảo, Kinh Bắc đạo giám sát ngự sử thuộc Ngự sử đài, Thiêm sai tri Công phiên...
- Về sự nghiệp giáo dục, Phạm Quý Thích đã đào tạo được nhiều trí thức.
- Ông là một trong những người đầu tiên có con mắt xanh “phát hiện” ra Đoạn trường tân thanh và “tiếp sức” cho tác phẩm trở nên nổi tiếng.
- Thơ văn Phạm Quý Thích tập trung phủ nhận con đường danh lợi, khẳng định những lí tưởng căn bản của nhà Nho, nhất là từ khi nhà Lê sụp đổ.
- Sáng tác của ông thể hiện nỗi niềm hoài Lê, nhất là những bài viết về cảnh thiên nhiên, chùa chiền, nhân vật.
- Sống với nhân dân nơi thôn xóm, Phạm Quý Thích chung niềm vui và nỗi lo với nông dân, nên ông đã sáng tác ra các tác phẩm về thiên nhiên và cuộc sống.
- Sự nghiệp và tình cảm của Phạm Quý Thích lại gắn bó thiết tha với kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Tác phẩm của ông thể hiện rõ những cảm xúc sâu nặng với đất kinh kì.
- Thảo Đường thi nguyên tập (Tập thơ gốc của Thảo Đường).
- Lập Trai văn tập (Tập văn của Lập Trai).
- Thiên Nam long thủ liệt truyện (Liệt truyện những người đỗ Trạng nguyên của nước Nam).
- Chu Dịch vấn đáp toát yếu (gồm 157 câu hỏi và trả lời về ý nghĩa của Kinh Dịch và các quẻ trong Kinh Dịch).
- Các tác phẩm đều bằng chữ Hán.
- Khuynh hướng hoài cổ là nét chủ đạo trong toàn bộ sáng tác của ông.
- Tác giả thể hiện mọi nỗi niềm, cảm xúc sâu lắng, yên bình khi viết về thiên nhiên, chùa chiền, nhân vật.
- Ca ngợi những phẩm chất của một bề tôi trung thành, nghĩa khí, tận tụy với chủ cũ, gián tiếp phê phán sự suy đồi đạo đức đương thời và thể hiện nỗi niềm “hoài Lê” thầm kín. Ngoài ra, còn thể hiện nỗi niềm “tiên ưu”.
- Phạm Quý Thích cũng thể hiện sự cảm thông, xót xa trước nỗi thống khổ của nhân dân, và những bài thơ nói lên tình yêu thiên nhiên và cuộc sống.