Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Bài viết Nguyễn Quang Thiều sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về tiểu sử, sự nghiệp, đặc điểm phong cách sáng tác, của ông.
– Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn đa tài, nổi bật với nhiều tác phẩm đa dạng về chủ đề và phong cách. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn học, ông còn tích cực hoạt động trong lĩnh vực báo chí, hội họa.
– Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957
– Quê ở làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Hiện nay đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội.
– Đã tốt nghiệp đại học tại Cu – ba.
– Sau khi tốt nghiệp đại học, ông trở về nước và công tác trong ngành công an một thời gian.
– Nguyễn Quang Thiều bắt đầu viết văn từ năm 1983 ông đã trở thành cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí.
– Sau khi chuyển ngành ông làm việc tại báo Văn Nghệ, báo Văn nghệ trẻ, Báo Tuần Việt Nam.
– Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII, khóa IX.
– Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa X.
– Phó tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi và Mỹ la tinh.
– Giám đốc Trung tâm dịch thuật văn học Hội Nhà văn Việt Nam.
– Tổng biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
– Tháng 1/2021, ông có cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Người thổi sáo”.
– Từ ngày 10.5.2017, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều còn được bổ nhiệm làm Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn.
– Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020-2025, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội, đồng thời vẫn là Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi và Mỹ La Tinh.
+ Trong sự nghiệp viết văn của mình ông đạt giải thưởng văn học như:
+ Giải thưởng truyện ngắn 1989 – 1990 tạp chí Văn nghệ quân đội.
+ Giải thưởng truyện ngắn hay 1991 của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giải thưởng thơ hay 1993 của báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giải thưởng bút ký 1991 của tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa;.
+ Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Giải thưởng dịch thuật cho tập thơ Những người đàn bà gánh nước sông của Hội dịch giả văn học quốc gia Hoa Kỳ (1998).
+ Giải thưởng thơ của Liên đoàn Thanh niên sinh viên Đại học Tổng hợp Lahabana 1986.
+ Giải thưởng Nhà xuất bản Kim Đồng 2000 – 2002.
+ Giải thưởng Final cho tập thơ The Women Carry River Water của The National Literary Translators Association of America năm 1998.
+ Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 4 năm 2017.
+ Giải thưởng thơ Hàn Quốc năm 2018.
- Trong sự nghiệp viết văn của mình ông đạt giải thưởng văn học như:
+ Giải thưởng truyện ngắn 1989 – 1990 tạp chí Văn nghệ quân đội.
+ Giải thưởng truyện ngắn hay 1991 của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giải thưởng thơ hay 1993 của báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giải thưởng bút ký 1991 của tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa;.
+ Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Giải thưởng dịch thuật cho tập thơ Những người đàn bà gánh nước sông của Hội dịch giả văn học quốc gia Hoa Kỳ (1998).
+ Giải thưởng thơ của Liên đoàn Thanh niên sinh viên Đại học Tổng hợp Lahabana 1986.
+ Giải thưởng Nhà xuất bản Kim Đồng 2000 – 2002.
+ Giải thưởng Final cho tập thơ The Women Carry River Water của The National Literary Translators Association of America năm 1998.
+ Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 4 năm 2017.
+ Giải thưởng thơ Hàn Quốc năm 2018.
– Phong cách sáng tác của Nguyễn Quang Thiều nổi bật với chất trữ tình sâu lắng và khả năng truyền tải cảm xúc mãnh liệt trong cả thơ lẫn truyện ngắn. Ông thể hiện sự thấu cảm với con người và cuộc sống thường nhật, khắc họa chân thực những niềm vui giản dị, khó khăn và đau khổ của số phận con người. Bối cảnh lịch sử và xã hội Việt Nam cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong các tác phẩm của ông, khi ông tinh tế phản ánh và phê phán những vấn đề xã hội. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và giàu sức gợi, kết hợp cùng sự đa dạng về chủ đề, từ tình yêu, cái chết đến xã hội và những khám phá mới lạ, tạo nên một phong cách độc đáo và đầy sức hút của Nguyễn Quang Thiều.
+ “Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong làng thơ đương đại Việt Nam.” (Nhà thơ Nguyễn Duy)
+ “Nhà thơ vừa xuất hiện đã tìm thấy giọng thơ riêng, là điều hiếm. Hiếm hơn nữa, khi giọng thơ đó có sức lan toả khá rộng. Với thế hệ đi sau ở miền Bắc, thơ Nguyễn Quang Thiều làm nên sự thể ấy.” (Nhà thơ Inrasara)
+ "Thơ Nguyễn Quang Thiều không phải là loại thơ tượng trưng, siêu thực hay cách tân cách tiếc gì hết? Một số người nói nó "Tây" quá, chỉ vì họ đọc thơ Thiều thấy khó hiểu. Nhiều bài ngôn ngữ, giọng điệu nghe từa tựa như kiểu người nước ngoài nói lơ lớ, ngọng nghịu... khi phát âm tiếng Việt." (Nhà thơ Phạm Ngọc Thái)
+ “Tôi viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.” (Nhà văn Nguyễn Quang Thiều)
+ “Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó.” (Nhà văn Nguyễn Quang Thiều)
+ “Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong làng thơ đương đại Việt Nam.” (Nhà thơ Nguyễn Duy)