logo

Giới thiệu tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Giới thiệu tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Các bài văn mẫu được tổng hợp từ các bài viết hay, xuất sắc của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Giới thiệu tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố | Văn mẫu 8 ngắn gọn, hay nhất


Giới thiệu tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố

     Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn” năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đối kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc, đặc biệt là người nông dân. Vì vậy, vấn đề nông dân đấu tranh chống lại chính sách sưu thuế, áp bức bóc lột của bọn thực dân, quan lại, địa chủ, cường hào, đòi cải thiện đời sống cho người dân cày là một vấn đề lớn, trọng tâm của cách mạng. Đó là một đề tài lớn, phổ biến của văn học, nơi để lại những thành tựu nghệ thuật sáng giá trong văn nghiệp của những nhà văn tên tuổi: Vũ Trọng Phụng; Nguyễn Công Hoan… Tuy vậy, không một cây bút nào đề cập đến vấn đề nông dân một cách thiết tha, tập trung như Ngô Tất Tố. Lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số phận người nông dân lao động vốn như một nội lực của ngòi bút Ngô Tất Tố.

     Trước Cách mạng tháng Tám, thuế má là tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân. Xoáy sâu vào thuế thân – một thứ thuế vô nhân đạo trong chính sách thuế khóa dã man của chế độ thuộc địa, “Tắt đèn” đã phơi bày đến tận cùng bản chất bốc lột xấu xa, bẩn thỉu của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam.

     “Tắt đèn” từ từ mở ra tấn bi kịch căng thẳng, ngột ngạt ngay từ phút đầu: nông thôn trong những ngày đóng thuế. Làng Đông Xá dường như bị phong tỏa, bị đặt trong tình trạng “báo động”. Từ mờ sáng, cổng làng đã bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập và suốt trong năm ngày liền “mô thét đánh” rùng rợn. Ngô Tất Tố đã đặt các nhân vật của mình vào một hoàn cảnh điển hình, một không khí ngột ngạt, oi bức, nông dân trong làng cứ như “kiến bò trong chảo lửa”, chạy phía nào cũng bị bao vây bởi bọn thống trị bóc lột. Trong hoàn cảnh điển hình như thế, những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, những tính cách của các nhân vật sẽ có điều kiện bộc lộ một cách toàn vẹn. “Tắt đèn” tập trung tố cáo chính sách thuế khóa nặng nề – vốn là một tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt là thuế thân – một thứ thuế bất nhân.

     “Tắt đèn” làm nổi bật mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong lòng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm tố cáo, lên án gay gắt bản chất tàn ác, xấu xa của giai cấp thống trị: địa chủ độc ác (vợ chồng Nghị quế) keo kiệt; cường hào gian tham, thô lỗ; quan lại dâm ô (quan phủ Tư Ân), bỉ ổi; bọn lính tráng, tay sai đầu trâu mặt ngựa tàn ác.. . Tất cả hùa nhau lại cấu kết với thực dân, thi nhau hà hiếp, bóp đầụ, bóp cổ, đẩy người nông dân khốn khổ đến “Bước đường cùng”.

 

     Mặt khác ‘‘Tắt đèn” còn phơi bày thực trạng cùng quẫn, thê thảm của người nông dân lao động, đồng thời khẳng định phẩm giá tốt đẹp, tình cảm nhân hậu, đùm bọc của họ. Bao trùm toàn bộ tác phẩm là lời tố cáo xã hội một cách sâu sắc. Tất cả cũng chỉ bởi cái nạn sưu cao thuế nặng. Thứ thuế vô nhân đạo đó đã trực tiếp đẩy những người nông dân Việt Nam nói chung, những gia đình như gia đình chị Dậu nói riêng lâm vào cảnh bước đường cùng, bế tắc. Đồng thời cũng cái nạn ấy chính là đối tượng mà tác giả hướng đến, là công cụ đắc lực cho bọn cường hào trực tiếp và gián tiếp lộng hành.

     Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn quan lại, cường hào sâu mọt tìm cách đục khoét, hà hiếp, đánh đập. Những cảnh ấy diễn ra hằng ngày và ở mọi nơi “Không còn gì hết, đứa nào mà trải ý, đánh luôn. Qua đó, mà làm nổi lên bộ mặt của bọn địa chủ gian ác, góp phần cho lời lên án tố cáo cả một bộ máy thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ: quan lại, nghị viên, địa chủ, cường hào gian ác dâm dục.

     Nghị Quế nhân vật điển hình cho địa chủ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Hắn là tên địa chủ dốt nát, bủn xỉn, luôn chờ cơ hội đục nước thả câu. Lời lẽ thì đay nghiến, độc ác, xem mạng người dân không bằng con chó: “Tao mướn nó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn là nuôi đứa ở”.

     Ngoài giai cấp địa chủ, tay sai đắc lực của bọn thực dân, bức tranh xã hội Việt Nam trước Cách mạng sẽ thiếu hoàn thiện nếu không nhắc đến những quan phụ mẫu có bộ râu “đen như hắc ỉn, cong như lưỡi liềm, dưới thì vành khăn xếp nhiễu tay, mặt thì phèn phẹt, luôn hầm hầm như sắp đánh rơi xuống sông cái huỵch”. Bọn chúng với không biết bao nhiêu thủ đoạn ti tiện, hách dịch, cái triết lí sống “quan chỉ vớ thằng có tóc, ai vớ chi thằng trọc đầu” đã đổ lên đầu người nông dân không biết bao nhiêu tai họa.. Cái lối vừa đánh vừa xoa ấy của các quan lại ai còn lạ gì nữa.

     Bộ mặt quan lại thực dân cùng những cái râu ria, tổng lí, cai lệ của nổ, chung đều là thứ rắn hổ mang, rắn cạp nong có hai đầu và đầu nào cũng đốt chết người cả. Tội ác của chúng bành ra khắp nơi từ làng, xã đến thôn ấp, thậm chí len lỏi đến từng căn buồng, từng ngôi nhà tranh lụp xụp.
Lí trưởng, cường hào, địa chủ, quan phụ mẫu hành hạ, bóc lột thân xác người nông dân chưa hết, bọn gian ác còn róc thịt sống, đánh đập xác người chết.

     Chưa dừng lại ở đó, lời tố cáo sâu sắc, cái roi thép của tác giả còn một lần nữa quất mạnh vào bọn tri phủ (Tư Ân) – thứ quan già bợm gái thừa cơ đục nước béo cò. Cảnh chị Dậu xô xát với lão tri phủ Tư Ân ấy tại phòng riêng của hắn. Ngô Tất Tố đã vẽ nên bức tranh hiện thực xã hội hết sức sinh động, khi sự áp bức bóc lột thống trị của quan lại, địa chủ, cường hào được thể hiện lên đến đỉnh điểm. Sự chịu đựng của nông dân khi không còn sức để chịu đựng, họ nổi dậy chống đổi một cách quyết liệt bằng cách phá tung cái tồi tàn áp bức để kiếm tiền một con đường sống. Cụ cố “năm nay cụ gần 80 tuổị, cái tuổi mà trời bắt cả hai hàm răng không còn cái nào, để cho bao nhiêu cao lương mĩ vị đều không có hân hạnh được vào cái mồm móm mép của cụ”, tuy vậy bản tính không thể thay đổi.

     Tiểu thuyết “Tắt đèn ” thật sự thành công khi giá trị hiện thực của nó đạt đến đỉnh cao, là lời phê phán sâu sác về một xã hội đen tối trước Cách mạng. Là lời mạt sát lên án một cách sâu cay. chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Qua đó mà giá trị nhân đạo được biểu hiện cụ thể, tăng thêm phần lớn sự thành công của “Tắt đèn”. Là tấm lòng cảm thông trước những cảnh đời éo le, sự tiếc thương cho những kiếp người bị dồn vào bước đường cùng. Đến đây có thể khẳng định ngòi bút của Ngô Tất Tố chính là một ngọn roi sắt quất thẳng vào bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và xã hội đương thời trước Cách mạng.

     Trong tác phẩm “Tắt đèn ” ngoài tố cáo tội ác của bọn quan lại thực dân phong kiến thì Ngô Tất Tố còn miêu tả cuộc sống cùng quẫn của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ. Mỗi lần sưu thuế, là mỗi lần bọn quan lại tìm mọi cách đục khoét, hà hiếp, là mỗi lần người nông dân lại lâm vào cảnh cùng quẫn hom. Mở đầu tác phẩm, Ngô Tất Tố miêu tả cảnh những người nông dân làng Đông Xá bị phong tỏa không cho ra đồng. Lí do được đưa ra là do quan trên chưa thu đủ thuế thân. Mặc cho sự van xin năn nỉ, chúng vẫn không mở cổng làng. Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã miêu tả sâu sắc tình cảnh khốn khổ của những người nông dân.

     Chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh. Nhưng chị phải một mình lo việc đóng góp, chi tiêu cho một gia đình năm miệng ăn, phải lo suất sưu cho chồng, cho cả người em chồng là anh Sửa đã chết năm ngoái. Để có tiền, người đàn bà nghèo khổ phải rạc người đi, phải bán cả con, cả chó nhưng cũng không thể giúp anh Dậu ra khỏi cảnh tù tội.

     Đọc “Tắt đèn” ta không khỏi bồi hồi xúc động trước tiếng khóc xé ruột của chị Dậu hòa lẫn với tiếng van lom tha thiết của cái Tí. Cũng như những người bần cố nông, chị Dậu phải bán con, bỏ làng đi ở vú cho lão quan phủ 80 tuổi. Nhưng chị lại gặp một lão già mất nết, nửa đêm còn mò vào phòng chị giở trò. Có nhiều người đặn bà khác rơi vào tình cảnh quẫn bách như chị Dậu có khi đành chịu buông tay khuất phục, nhắm mắt trước cuộc đời trôi theo số mệnh.

     Nhưng người đàn bà nông dân này cứ lăn xả vào bỏng tối, tìm cách phá tung để tìm đường sống. Hành động quyết liệt đó là một hành động đấu tranh tự phát đơn độc chưa có ý thức, chưa có phương hướng. Hình ảnh “trời tối đen như mực như cái tiền đồ của chị” cuối tác phẩm đã nói lên được vấn đề giải phóng con người nông dân. Những người nông dân bần cùng trước Cách mạng tháng Tám, đang tự tìm tòi từng bước đi cho mình, những bước đi chưa có một tia sáng hi vọng. Qua hình ảnh, cuộc sống của những người nông dân ở làng Đông Xá, Ngô Tất Tố đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc và cao cả.

     Khi đi vào khám phá “Tắt đèn” ta thấy được hai vấn đề mà Ngô Tất Tố muốn gửi gắm trong tác phẩm. Thứ nhất, ‘“Tắt đèn ” là một bản tố cáo những Gái xấu xa trong xã hội lúc bấy giờ. Thứ hai, qua tác phẩm ta còn thấy được tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

     Tiểu thuyết “Tắt đèn” không tả cảnh nông thôn bị cướp đoạt ruộng đất, bị bóc lột tài sản. “Tắt đèn ” chỉ tập trung tố cáo cái thứ thuế của bọn thực dân đánh vào đầu người hằng năm, đẩy những người nông dân vào cảnh bần cùng phải bán con bỏ làng đi kiếm sống, ăn mày rồi chết đường chết chợ. Mỗi lần tới kì thuế là bọn quan lại tìm mọi cách đục khoét, đánh đập nông dân khiến cuộc sống của họ vốn đã khốn cùng, lại càng trở nên khốn cùng hơn. Họ phải chạy vạy bán đồ đạc, ruộng đất để có tiện nộp thuế. Thừa lúc đó, thì bọn địa chủ nghị viện dùng mọi thủ đoạn để cho vay cắt cổ hoặc mua rẻ đồ đạc, ruộng đất của nông dân.

     Ngô Tất Tố đã tố cáo hình thức bót lột bằng sưu thuế hết sức dã man của bọn thực dân, ông tố cáo chế độ thực dân vô nhân đạo và đòi hủy bỏ chế độ cho vay nặng lãi của chế độ phong kiến. “Tắt đèn ” đã vạch trần sự bưng bít che giấu của giai cấp thống trị về cuộc sống khốn khổ, bần cùng ở nông thôn.

     “Tắt đèn” còn lên án một bộ máy thống trị ti tiện ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: quan lại, nghị viên, địa chủ, tàn nhẫn vô nhân đạo, chúng chỉ chờ cơ hội để đục khoét, cướp đoạt của cải của nhân dân.

     Từ những tố cáo của Ngô Tất Tố, ta thấy sự mâu thuẫn giai cấp đã đến độ gay gắt và vấn đề được đặt ra chính là phải nhanh chóng giải quyết đời sống nhân dân và muốn giải phóng nhân dân thì không có con đường nào khác là đánh đổ chế độ thực dân, đánh đổ bọn quan lại, địa chủ.

     Trong “Tắt đèn” chân dung của bọn thống trị xấu xa chính là cái nền làm nổi bật hình tượng tốt đẹp của ngươi nông dân. Từ đó, ta sẽ thấy được vấn đề thứ hai trong tác phẩm đó là tinh thần nhân đạo sâu sắc của Ngô Tất Tố. Ông đã xây dựng được hình tượng người nông dân rất sinh động, đẹp đẽ, từ chị Dậu đến anh Dậu và những người khác. Nhưng tiêu biểu nhất là chị Dậu, đây là người phụ nữ đảm đang, chung thủy, giàu lòng hi sinh, hiền lành nhưng lúc cần thiết vẫn cương quyết đấu tranh vộị kẻ thù, đây là hình ảnh rất thật về người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc. Đối với nhân vật này, Ngô Tất Tố có một tình thương sâu sắc.

     Trong cả hai lần suýt bị làm nhục, Ngô Tất Tố đều cố tình bảo vệ nhân vật của mình. Ồng bảo vệ chị Dậu một phần vì tấm lòng nhân hậu và sự đồng cảm của ông với sự khốn khổ của người nông dân, phần khác vì việc chị Dậu bị làm nhục sẽ làm giảm đi rất nhiều vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật này trong tảc phẩm.

     Một điểm mới khi Ngô Tất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu đó là vị trí của người phụ nữ trong xã hội. Trước đó, văn học chỉ đặt vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc lễ giáo phong kiến. Còn Ngô Tất Tố đã cho thấy người phụ nữ còn có sức mạnh để chiến đấu với kẻ thù, họ có thể vùng lên khi cần thiết. Từ đây, ta thấy một vấn đề được đặt ra là việc giải phóng phụ nữ chỉ có thể được thực hiệii khi đại đa số quần chúng nhân dân và nông dân lao động đã được giải phóng. Có giải phóng được giai cấp thì phụ nữ mới được giải phóng.

---/---

Trên đây là bài văn mẫu Giới thiệu tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021
/* */ /* */
/*
*/