logo

Dàn ý Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Hướng dẫn lập dàn ý và tuyển tập những bài văn hay Dàn ý Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Với những bài văn mẫu hay nhất dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 


Dàn ý Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Dàn ý Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ | Văn mẫu 8 ngắn gọn, hay nhất

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật cai lệ.

2. Thân bài

a. Cai lệ và giá trị khái quát:

- Cai lệ là một chức quan thấp nhất trong xã hội hội phong kiến lúc bấy giờ, là người đứng đầu một tốp lính nhỏ chuyên giúp việc cho quan nha.

- Bản chất nhân vật này là một kẻ tay sai chính hiệu, không hơn không kém, ăn bổng lộc nhà nước, chỉ đâu đánh đó, là thứ công cụ bằng sắt có tiếng nói đắc lực nhất trong các vụ truy thu sưu thuế.

- Cai lệ mang danh là người nhà nước, làm việc theo phép nước, nhưng chưa bao giờ người ta sợ hắn với tư cách là một kẻ xử sự theo pháp luật, mà căn bản người ta sợ bị hắn đánh, hắn trói cho đến chết.

=> Người ta là sợ sự tàn ác của chế độ, chứ không phải kiêng dè pháp luật nghiêm minh, đó là một nghịch lý trong xã hội phong kiến tay sai lúc bấy giờ.

b. Phân tích hình ảnh nhân vật:

- Là một nhân vật mạt hạng nhất trong đám quan lại, hắn không được tác giả đặt cho một cái tên riêng nào, nhưng lại là một nhân vật quan trọng, có nhiều điểm nhấn và trở đi trở lại nhiều lần trong cả tác phẩm Tắt đèn.

- Cai lệ là biểu trưng cho sự độc ác và tàn nhẫn của chế độ.

- Xuất hiện với dáng vẻ hung tàn, miệng quát tháo, tư thế hầm hổ, ghê gớm, dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến tai vạ. Đến và đi một cách nhanh chóng, vội vã và tàn ác.

- Hôm qua, khi đánh anh Dậu và khiến anh lên cơn sốt rét tưởng chết, hắn đã vội sợ hãi cho người tống khứ anh về trả chị Dậu. Nhưng đến hôm nay sau khi thám thính, đánh hơi được rằng anh Dậu vẫn còn sống, hắn lại vội vã chạy sang thúc sưu mà không để người ta có một phút ngơi nghỉ, chuẩn bị.

=> Tối dạ, chết chìm trong cái ham mê bắt bớ, sự tàn độc và cứng nhắc đã khiến hắn chỉ nghĩ đến việc đánh trói , áp giải tràn ngập trong óc.

- Hành động, cử chỉ độc ác:

+ Xuất hiện như một ác thần với những hành động, cử chỉ điên cuồng của một dã thú, một tên tai sai chuyên nghiệp đánh, trói, nào thì "sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng".

+ Thách thức, đe dọa khi "gõ đầu roi xuống đất", "thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ".

+ Giọng điệu hách dịch, ghê gớm "Thằng kia, ông tưởng mày chết từ đêm qua, còn sống đấy à. Nộp tiền sưu mau!".

=> Đối với sự sống chết của anh Dậu tên này không buồn để tâm, hắn chỉ quan tâm đến việc thúc sưu, mà thúc không được thì bắt người. Đó đã trở thành một nguyên tắc "sắt" trong cái việc làm cai lệ.

+ Khi đối đáp với chị Dậu, tên này luôn tỏ ra bộ mặt hách dịch và độc ác, thấy chị van lơn, lạy lục thì hắn càng trở nên khoái chí và lấn lướt, hết chỉ vào mặt chị Dậu, rồi là "trợn ngược hai mắt lên, quát", giọng "hầm hè", đe dọa.

+ Ra lệnh bắt trói anh Dậu đang còng queo ngất xỉu đi, rồi tự tay "giựt phắt cái dây thừng", "chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu" để làm nhiệm vụ, lại càng khiến người ta ghê sợ, ngán ngẩm vì cái sự "kính nghiệp" của hắn.

+ Đấm vào ngực một người đàn bà yếu đuối con mọn, thậm chí tát cả vào mặt chị Dậu không nể nang.

+ Xưng hô "ông-mày", thể hiện sự thiếu văn hóa, kém đạo đức, ra tư cách bề trên một cách đáng khinh, cũng như sự coi rẻ, căm ghét của hắn với những người nông dân tội nghiệp.

- Khi đối diện với sự phản kháng của chị Dâu:

+ Tỏ ra yếu hèn và thất bại một cách nhanh chóng.

+ "sức lẻo khẻo", đã không chống lại được người đàn bà lực điền, bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa", bị ném ngã "chỏng quèo" ngay trước cửa như một tên vô dụng hài hước và đầy nhục nhã.

+ Không quên được việc tàn ác của mình là thét kẻ dưới bắt trói cả nhà chị Dậu. Dĩ nhiên mới tên người nhà lí trưởng cũng chẳng được việc hơn là bao, trong tay gậy gộc nhưng vẫn bị chị Dậu tóm được tóc rồi "lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

=> Sự yếu đuối vô dụng, nhưng tàn ác của cai lệ cũng chính là đặc điểm chung của cả bộ máy phong kiến lúc bấy giờ.

3. Kết Bài

Nêu cảm nhận.


Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ - Bài mẫu

     Tác phẩm "Tắt đèn" với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" thể hiện đỉnh cao của sự mâu thuẫn giai cấp, thể hiện rõ cách nhìn của những con người ở giai cấp khác nhau. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm vào bọn tay sai, của thế độ phong kiến nửa thực dân.

     Nhân vật cai lệ là người đại diện cho tầng lớp người tay sai, tàn ác bất nhân, luôn chà đạp lên số phận của người nông dân, coi mạng người như cỏ rác. Chúng ra sức bóc lột người dân xô đẩy người nông dân tới cảnh đường cùng, không có lối thoát tới mức phải vùng lên đấu tranh "Tức nước vỡ bờ".

     Cai lệ thể hiện bản chất tàn ác, tàn nhẫn, bất nhân ấy thể hiện ở việc dồn người dân vào con đường khốn khổ, tới mức không lối thoát, bước tới đường cùng. Trích đoạn "Tức nước vỡ bờ" thể hiện kịch tính của đoạn trích vô cùng sâu sắc. Mở đầu đoạn trích chính là những tiếng trống thu thuế, bối cảnh chính là vào mùa thu thuế, khốn đốn của vợ chồng gia đình chị Dậu, gia đình nghèo khó, nhưng lại nợ xuất thuế thân của người hạng cùng đinh, nghèo khổ nhất làng, đông con, nghèo sơ nghèo xác.

     Trong cảnh thu thuế chị Dậu vì muốn có tiền đóng thuế cho chồng, bán chó, rồi bán con, rồi bán hết cả đồ đạc trong gia đình chỉ đủ một xuất thuế của chồng. Những lời nói cay đắng của Nghị Quế khiến cho người đọc cảm thấy nhói lòng. Anh Dậu sau những ngày bị trói ở đình làng vì thiếu tiền đóng thuế, người ốm chỉ còn da bọc xương, nhưng sau khi chị Dậu đóng được xuất sưu thuế thì anh Dậu được thả về.

     Chị Dậu vét hết gạo trong nhà nấu cho chồng một bát cháo loãng. Nhưng khi anh Dậu chỉ kịp cầm bát cháo lên thì tên lính cai lệ bước vào cùng với những đòn roi, định trói anh Dậu bắt đi, bởi nhà chị Dậu vẫn thiếu một xuất thuế của em trai anh Dậu đã chết hồi tháng giêng, nhưng vẫn phải đóng thuế.

     Sự tàn nhẫn của những tên cai trị còn thể hiện ở việc bọn chúng không chỉ ăn tiền bóc xương tủy của người sống mà còn ăn tiền của người chết. Cho nên, khi gia đình anh Dậu còn thiếu một suất sưu thuế của ông em chú, em trai anh Dậu đã mất rồi nhưng vẫn không chịu buông tha cho gia đình anh Dậu.

     Tên cai lệ có lính trang dưới quyền trong tay dù chưa làm quan nhưng hắn vẫn thể hiện mình người có chức tước bóc lột người dân. Đó chức tước của hắn vô cùng nhỏ bé nhưng khi là tay sai quan phủ huyện ngày xưa, nhưng vì dựa bóng quan nên chúng cũng tỏ ra hống hách, quyền uy.

     Mặc dù chị Dậu đã nhún nhường nhã nhã thể hiện sự nhịn nhục của mình. Nhà cháu xin ông, ông tha cho. Thể hiện sự nhún nhường của một người tầng lớp dưới. Nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho chị, chúng vẫn tiến tới lăm lăm dây định trói tiến tới chỗ anh Dậu định trói anh đưa đi.

     Cai lệ tuy là người của Lý Trưởng tuy hắn cho chút địa vị, sự tàn ác của hắn không ai sánh kịp, thể hiện sự bóc lột tàn nhẫn của người tầng lớp bóc lột. Tác giả Ngô Tất Tố đã khắc họa chân dung của cai lệ vô cùng sắc sảo. Tên cai lệ hung hăng, sai người nhà lý trưởng để tìm cách trói anh Dậu, mặc dù anh Dậu đang ốm, nhưng hắn vẫn thể hiện sự tàn nhẫn của mình trước số phận của một người nghèo khổ đáng thương. Hắn đùng dùng giật phắt cái thừng chạy sầm sập vào chỗ anh Dậu rồi hắn đánh cho chị Dậu mấy bịch thể hiện sự tàn nhẫn của mình.

     Rồi hắn tát vào mặt của chị mấy cái đánh "đốp" tố cáo chân dung của một tên cai lệ và nhà lý trong được khắc họa chi tiết, sâu sắc thể hiện qua điệu bộ hành vi, của tên cai lệ. Thông qua sự sắc, tinh tế của ngòi bút của Ngô Tất Tố chúng ta có thể thấy được, sự tinh tế của tác giả trước hoàn cảnh khó khăn của người nông dân. Những tên cai lệ làm gì có lòng thương người, có lòng trắc ẩn, đó chính là bản chất bất nhân của bọn tay sai của giặc.

     Chân dung của tên cai lệ chính là đại diện của chế độ luôn tìm cách bóc lột người dân lao động khốn khổ, mặt người dạ thú tìm cách bóc lột người dân tới tận xương tủy, khiến người dân chúng ta vô cùng khốn khổ bị xô đẩy không lối thoát. Nhưng trước cảnh khốn khổ của người dân của quê hương những tên tay sai cũng không thương tiếc, chà đạp tới lên số phận của người dân cùng chủng tộc của mình.

     Tên cai lệ hung dữ và độc ác thô bạo như vậy, tác giả Ngô Tất Tố đã tạo tình huống kịch tính căng thẳng trước cuộc đấu đầu trước tên cai lệ và chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"Thông qua đoạn trích tác giả đã khắc họa chân dung của tên cai lệ bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế sâu sắc thể hiện bức tranh mâu thuẫn xã hội phong kiến. 

---/---

Từ Dàn ý Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ mà Top lời giải đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 8 hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021