Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Vậy gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là gió mang đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu qua câu hỏi trắc nghiệm sau đây nhé!
A. Gió mùa hoạt động ở cuối mùa hạ.
B. Gió mùa hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9.
C. Gió mùa xuất phát từ cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam.
D. Tất cả các loại gió mùa trên.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Tất cả các loại gió mùa trên.
Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là gió mùa hoạt động ở cuối mùa hạ; Gió mùa hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9; Gió mùa xuất phát từ cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam.
>>> Xem thêm: Gió mùa hạ là gió gì?
Việt Nam có vị trí nằm trong khu vực châu Á gió mùa nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta là gió có những đặc điểm trên như đáp án bởi vì:
- Gió mùa mùa hạ chính thức xuất hiện từ giữa và cuối hạ là tháng 6 – tháng 9, còn gió mùa đầu hạ xuất hiện từ tháng 5 – tháng 6.
- Gió mùa mùa hạ chính thức có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu nam vì mang hướng gió Tây Nam có đặc điểm: Tạo ra khí hậu nóng ẩm, giữa và cuối hạ mưa lớn trên phạm vi cả nước.
Nhờ gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông nên khí hậu nước ta có hệ quả:
- Miền Bắc: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh khô ít mưa
- Miền Nam: có 2 mùa mưa khô rõ rệt
- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
Câu 1: Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian nào?
A. Giữa mùa gió Đông Bắc
B. Giữa mùa Gió Tây Nam
C. Đầu mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam
D. Chuyển tiếp giữa hai mùa gió
Đáp án: D
Câu 2: Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10
B. Từ tháng 6 đến tháng 12
C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau
Đáp án: C
Câu 3: Khu vực chịu tác đọng mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Vùng núi Tây Bắc
C. Vùng núi Đông Bắc
D. Vùng núi Trường Sơn Bắc
Đáp án: C
Câu 4: Do tác động của gió mà Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết:
A. Ấm áp, khô ráo
B. Lạnh, khô
C. Ấm áp, ẩm ướt
D. Lạnh, ẩm
Đáp án: B
Câu 5: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
A. Ấm áp, khô ráo
B. Lạnh, khô
C. Ấm áp, ẩm ướt
D. Lạnh, ẩm
Đáp án: D
Câu 6: Gió phơn Tây Nam ( còn gọi là gió Tây, Gió Lào) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ
A. Tín phong
B. Gió mùa Đông Bắc
C. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương
D. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ dải cao áp chí tuyến bán cầu Nam
Đáp án: C
Câu 7: Ở nước ta, nơi có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất là
A. Vùng núi Tây Bắc
B. Phía đông của Trường Sơn Bắc
C. Tây Nguyên
D. Cực Nam Trung Bộ
Đáp án: B
Câu 8: Vào mùa hạ, loại gió gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. Tín phong
B. Gió mùa Đông Bắc
C. Gió mùa Tây Nam
D. Gió địa phương
Đáp án: C
Câu 9: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát
A. Cao áp Xibia
B. Cao áp Haoai
C. Dải cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam
D. Bắc Ấn Độ Dương
Đáp án: C
Câu 10: Vào giữa và cuối mùa hạ, dó áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành
A. Đông bắc
B. Đông nam
C. Tây bắc
D. Bắc
Đáp án: B
----------------------
Với giải thích và phần trắc nghiệm về gió mùa hạ trên sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức và giải các bài tiếp theo liên quan đến Địa lý.