logo

Dãy Bạch Mã thuộc vùng núi nào?

Câu trả lời đúng nhất: Dãy Bạch Mã thuộc vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam và là ranh giới tự nhiên giữa lãnh thổ phía Bắc với lãnh thổ phía Nam, giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Dãy núi Bạch Mã là một phần của Dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển. Nằm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng nằm cách Huế 40 km về phía Nam.


1. Khái quát chung về dãy núi Bạch Mã

- Về vị trí địa lý:

+ Dãy Bạch Mã thuộc vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam và là ranh giới tự nhiên giữa lãnh thổ phía Bắc với lãnh thổ phía Nam, giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

+ Dãy núi Bạch Mã là một phần của Dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển.

+ Nằm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng nằm cách Huế 40 km về phía Nam.

- Về độ cao: Núi Bạch Mã có đỉnh cao 1,444m.

- Về thiên nhiên, động vật và thực vật:

+ Trên đỉnh núi hùng vĩ bốn mùa xanh tươi với thác nước, suối, rừng,…

+ Đây còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm của miền nhiệt đới. Bạch Mã nằm cách biển chỉ 18km nên hòa với không khí của rừng núi là chút hương vị của biển.

>>> Xem thêm: Dãy bạch mã là ranh giới tự nhiên của


2. Đặc điểm địa hình

- Dãy Bạch Mã có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và thấp dần ra biển.

- Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình quân toàn khu vực là 150 - 250, nhiều nơi có dốc đứng trên 400. Dưới chân của các dải núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong sạch tạo nên vẻ đẹp độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng.


3. Đặc điểm khí hậu và thủy văn

- Về khí hậ :Dãy núi  Bạch Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình quân một năm là 25oC, riêng khu vực đỉnh Bạch Mã là 19 oC (độ cao >1.200m).

- Về thủy văn: Lượng mưa trung bình ở khu vực đỉnh Bạch Mã khoảng 8.000 mm/năm, lượng mưa bình quân năm khoảng 3.500mm/năm. Độ ẩm khu vực đỉnh Bạch Mã khá cao, chiếm 90%. Độ ẩm bình quân toàn vùng núi là 85%.


4. Địa chất và thổ nhưỡng

Nền địa chất của dãy núi Bạch Mã ít phức tạp, phần lớn diện tích là đá Sét, đá Mắc ma axit. Ở độ cao trên 900m có đất Feralit vàng trên núi phát triển từ đá Mắc ma axit. Độ cao dưới 900m chủ yếu là đất Feralit vàng hay vàng đỏ. Các thung lũng có đất dốc bồi tụ ven sông suối.


5. Đặc điểm kinh tế và xã hội

Trong dãy Bạch Mã có vườn quốc gia Bạch Mã. Trong Vườn quốc gia không có dân cư sinh sống. Ở vùng đệm bao quanh vườn có 4 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Ka tu, Vân Kiều và dân tộc Mường. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đại đa số. Các dân tộc khác chỉ chiếm 19%. Họ sống tập trung thành từng bản xen kẽ với dân tộc Kinh, có sự lai hoá và hoà nhập giữa các dân tộc với nhau. Vì vậy những phong tục tập quán bản sắc riêng của từng dân tộc không có sự khác biệt nhiều so với dân tộc Kinh. Tập quán canh tác của tất cả các xã trong vùng chủ yếu là làm lúa nước và chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp,…một số vùng dân cư như thị trấn Phú Lộc, Lộc Điền, Lộc Trì (huyện Phú Lộc); thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông), là những khu vực trung tâm cho nên có nhiều thuận lợi về phát triển kinh tế, bên cạnh việc sản xuất nông lâm nghiệp, các ngành như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,... phát triển mạnh, đời sống nhân dân có phần cao hơn.

Nhìn chung dân cư trong vùng đã định canh định cư ổn định, tuy nhiên với đặc điểm địa hình chia cắt phức tạp, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, dẫn đến việc quy hoạch định canh định cư gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi như: Thượng Long (Nam Đông); Tà Lu, A Ting, Xã Tư (Đông Giang)...


6. Giá trị du lịch:

Giá trị du lịch của dãy núi Bạch mã là cảnh quan tự nhiên và khí hậu (nhiệt độ 18 độ C - 23 độ C), với nhiều dãy núi cao, chia cắt tạo ra các khu hệ động vật, thực vật rất phong phú và đa dạng. Dịch vụ du lịch sinh thái ở đây đã hình thành một số tuyến du lịch, phục vụ ăn uống, nghỉ dưỡng...Với nhiều tuyến đường như: Đường mòn Trĩ Sao, đường mòn Thác Đỗ Quyên, đường mòn Thác Ngũ Hồ, đường mòn Hải Vọng Đài và một số địa điểm khác. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở đây khá phát triển như một số biệt thự thời Pháp đã được phục hồi làm trạm nghiên cứu, bãi cắm trại,…

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu kĩ về dãy Bạch Mã thuộc vùng núi nào?. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có nhiều kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 26/05/2022