logo

Địa hình đồi núi đã làm cho

Địa hình đồi núi là nền tảng để hình thành các cảnh quan tự nhiên. Đồi núi chứa nhiều tài nguyên như Khoáng sản, tài nguyên rừng, đất trồng, thủy năng,… ảnh hưởng nhiều đến kinh tế -xã hội. Địa hình đồi núi đã làm cho sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 Triệu KW. Để biết được địa hình đồi núi nước ta như thế nào và có những thế mạnh, hạn chế gì. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và trả lời câu hỏi


Câu hỏi: Địa hình đồi núi đã làm cho?

A. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn

B. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch

C. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với ¾ diện tích lãnh thổ

D. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 Triệu KW

Trả lời

Đáp án đúng: D. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 Triệu KW

Địa hình đồi núi đã làm cho sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 Triệu KW


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Những thế mạnh về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội có thể kể đến như:

Khu vực đồi núi có chứa nhiều tài nguyên khoáng sản: Nguồn gốc nội sinh ( đồng, chì, thiếc, sắt …), ngoại sinh ( bô xit, than…) là cơ sở để phát triển công  nghiệp.

Đồi núi có diện tích rừng rất lớn: Giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý  hiếm.

Địa hình có các Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, thung lũng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.

Khí hậu phân hóa đai cao -> nuôi trồng được động, thực vật cận nhiệt, ôn đới

Lợi ích về thủy điện: Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn. Địa hình đồi núi đã làm cho sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW. Đặc biệt sông Đà, sông Mã, sông Hồng và một số con sông ở vùng Tây Nguyên,… Nguyên nhân địa hình đồi núi thường tập trung nhiều thủy điện là do vùng núi có độ cao, để có áp lực nước mạnh buộc phải có hồ chứa nước ở trên các vùng cao để lợi dụng chênh lệch độ cao và nhờ trọng lực khiến dòng chảy qua turbine mạnh mẽ. Ngoài ra phải lợi dụng địa hình vùng chứa nước có đồi núi bao quanh tạo nên 1 hồ chứa và giữ nước tự nhiên mà thường các vùng có độ cao lớn lại là các vùng có đồi núi chập chùng.

Thêm nữa đồi núi nước ta có lượng mưa hàng năm lớn để đảm bảo nguồn năng lượng có thể tái tạo, vậy vùng đồi núi chập chùng là rất lý tưởng cho việc ngăn chặn mây, hơi ẩm, một yếu tố quan trọng để có vũ lượng lớn (nhiều) và tương đối ổn định. Thủy điện có rất nhiều lợi ích và đi theo nó cũng nhiều nguy hại cho môi trường, sự an toàn cũng như tốn nhiều diện tích đất đai phục vụ cho thủy điện.

Bên cạnh những mặt thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội thì địa hình đồi núi nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Đặc biệt là về thiên tai, sạt lở đất.

Như vậy, lựa chọn đáp án D là đáp án đúng

Địa hình đồi núi đã làm cho

>>> Xem thêm: Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về địa hình đồi núi

Câu 1: Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là:

A. Đồng bằng thấp và đồng bằng cao

B. Đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển

C. Đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ

D. Đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển

Đáp án: B.

Câu 2: Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm:

A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình

B. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai

C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu

Đáp án: C.

Câu 3: Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở

A. Vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng

B. Vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp

C. Vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng

D. Vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp

Đáp án: A

Câu 4: Bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do

A. Có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển

B. Con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh

C. Phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng

D. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt

Đáp án: D

Câu 5: ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là

A. Vùng trong đê    

B. Vùng ngoài đê

C. Các ô trũng ngập nước    

D. Ria phía tây và tây bắc

Đáp án: B

Hi vọng với những kiến thức của Top lời giải đã cung cấp về Địa hình đồi núi nước ta như thế nào và có những thế mạnh, hạn chế gì. Sẽ giúp các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao hơn

icon-date
Xuất bản : 25/05/2022 - Cập nhật : 25/05/2022