logo

Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc

Câu trả lời chính xác nhất:

Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc: Thấp dần về phía Tây; Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S.Đà, S.Mã, S.Chu…).


1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, ĐB chiếm 1/4 diện tích cả nước.

+ Đồi núi thấp chiếm 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.

- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.

- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Địa hình gồm 2 hướng chính:

+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam : Dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.

+ Hướng vòng cung: Các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: lớp vỏ phong hóa dày, hoạt động xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch…


2. Khái quát đặc điểm vùng núi Tây Bắc

Vùng núi Tây Bắc trực thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ – đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu người chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước.

Mặt khác, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

a. Đặc điểm về địa hình

– Giới hạn địa hình: nằm ở hữu ngạn sông Hồng cho đến sông Cả.

– Đây là vùng núi có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta.

– Hướng địa hình:

 + Tây Bắc – Đông Nam

+ Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc: Thấp dần về phía Tây; Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S.Đà, S.Mã, S.Chu…)

[CHUẨN NHẤT] Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc

– Gồm 3 bộ phận chính: Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipang cao 3143m; phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng; sông Đà, sông Mã, sông Châu.

- Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.

b. Đặc điểm về khí hậu

- Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3oC.

- Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc.

c. Đặc điểm về dân cư

– Vùng núi Tây Bắc là một vùng thưa dân, mật độ dân số là 50 – 100 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên tình trạng lạc hậu và nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người.

[CHUẨN NHẤT] Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc (ảnh 2)

– Vì lý do địa hình bị cắt xẻ mạnh nên cơ sở hạ tầng ở đây còn bị hạn chế rất nhiều.

>>> Xem thêm: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 26/05/2022