Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Trong cơn bão thường có gió mạnh và mưa lớn, gây lật úp tàu thuyền trên biển, gây ngập mặn vùng ven biển, gây ngập lụt trên diện rộng… ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người. Gió mạnh và mưa lớn là hiện tượng thường đi liền với bão.
A. Sóng thần
B. Động đất
C. Gió mạnh, mưa lớn
D. Ngập úng
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Gió mạnh, mưa lớn
Bão thường có gió mạnh và mưa lớn, gây lật úp tàu thuyền trên biển, gây ngập mặn vùng ven biển, gây ngập lụt trên diện rộng…
>>> Xem thêm: Đặc điểm của bão ở nước ta
Mỗi năm trên toàn thế giới phải gánh chịu một mùa mưa bão, trong thời gian này, có từ 40 đến 50 cơn áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực xung quanh đường xích đạo phát triển mạnh lên thành bão.
Tùy theo khu vực hình thành mà thuật ngữ bão có những tên gọi khác nhau. Nói chung, bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Trong cơn bão thường có gió mạnh và mưa lớn, gây lật úp tàu thuyền trên biển, gây ngập mặn vùng ven biển, gây ngập lụt trên diện rộng… ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người.
Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nước. Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn. Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.
Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều. Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.
- Ở Việt Nam, mùa bão từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, có khi bão sớm vào tháng 5 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và tháng 8.
Câu 1: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là:
A. Ở miền Bắc muộn hơn miền Nam.
B. Ở miền Trung sớm hơn ở miền Bắc.
C. Chậm dần từ Nam ra Bắc.
D. Chậm dần từ Bắc vào Nam.
Đáp án: D
Giải thích: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 2: Vùng nào sau đây thường xuyên có lũ quét xảy ra?
A. Tây Nguyên, Trường Sơn Bắc.
B. Vùng núi Trường Sơn, Đông Nam Bộ.
C. Vùng núi phía Bắc, vùng núi miền Trung.
Đáp án: C
Giải thích: Vùng núi phía Bắc, vùng núi miền Trung thường xuyên có lũ quét xảy ra.
Câu 3. Bão ở nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng nào?
A. 8.
B. 9.
C. 10.
D. 11.
Đáp án: B. Đông Nam Bộ, Trường Sơn Nam.
Câu 4. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam?
A. Mùa bão bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng XI.
B. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.
C. 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X.
D. Trung bình mỗi năm có 10 đến 12 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta.
Đáp án: C
Câu 5. Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta là:
A. Ven biển Đông Bắc Bắc Bộ.
B. Ven biển miền Trung.
C. Ven biển Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: B
Câu 6. Biện pháp phòng tránh bão là
A. Tăng cường việc trồng rừng đầu nguồn
B. Dự báo khá chính xác hướng di chuyển của bão
C. Xây dựng các công trình thoát lũ
D. Xây các công trình ngăn mặn và ngăn thủy triều
Đáp án: B
------------------------
Qua bài viết trên, các bạn đã biết được bão là gì và các hiện tượng thường đi liền với bão. Chúng tôi hi vọng với những kiến thức do Top lời giải tổng hợp và biên soạn, các bạn đã có được những tài liệu hữu ích phục vụ việc học tập của mình. Chúc các bạn học tốt !