logo

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Sách Chân trời sáng tạo (2023-2024)

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Chân trời sáng tạo (2023-2024) bao gồm trọn bộ kì , kì 2 đầy đủ nhất. Giáo án điện tử bản word được biên soạn chi tiết, dễ sử dụng, thao tác tải về chỉnh sửa đơn giản với font chữ Time New Roman, ngoài ra được hướng dẫn sử dụng cũng như hỗ trợ trong quá trình giảng dạy.

Bộ giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023-2024 theo mẫu giáo án 5512 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo (bản word)


1.1 Nội dung bản word

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Thời lượng: 3 tiết ( Bộ Chân trời sáng tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm cạnh tranh.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

- Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động, tích cực trong những nhiệm vụ được HS giao phó ngay cả khi trên lớp hay bài tập về nhà. Biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ riêng của bản thân.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định được vấn đề trong các tình huống đặt ra và giải quyết vấn đề một cách chính xác và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh. Biết phê phán những hành vi trái với đạo đức, pháp luật.

+ Năng lực phát triển bản thân: Nhìn ra những mặt tối của bản thân để phát huy ngày một tốt hơn.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Biết xác định vấn đề và tham gia sôi nổi các hoạt động liên quan đến cạnh tranh ngoài thực tiễn.

3. Về phẩm chất:

- Có ý thức trong học tập, nhận thức đúng/sai trong cạnh tranh.

- Vận dụng được những kiến thức đã được học vào cuộc sống hàng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, giáo án của bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

- Tranh các chợ ở Việt Nam,…

- Máy tính, tivi, máy chiếu, giấy A0, bài giảng Powerpoint,...

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa, sách bài tập của bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

- Vở ghi, bút, thước kẻ,…

- Những tình huống thực tế liên quan đến cạnh tranh

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức đã được học; tạo hứng thú, tâm thế cho HS trước khi vào bài học mới.

b) Nội dung: GV yêu cầu và hướng dẫn HS nghiên cứu trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK.

c) Sản phẩm học tập: HS dựa vào sự hướng dẫn của HS và kiến thức riêng của bản thân để đưa ra câu trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ về một trường hợp ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường và nêu nhận xét của bản thân.

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ trong 3 phút và đưa ra câu trả lời cho riêng bản thân mình

- Có thể thảo luận với những HS xung quanh để đưa ra câu trả lời chính xác

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- GV mời một số đại diện của lớp trả lời câu hỏi

- Những HS còn lại lắng nghe và nhận xét

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV nhận xét ý kiến của những HS phát biểu, chốt lại vấn đề và vào bài học mới.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng quyết liệt. Vậy để hiểu rõ hơn về cạnh tranh, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động khám phá

2.1 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh

a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cạnh tranh.

b) Nội dung: Học sinh làm việc theo cá nhân, đọc các trường hợp trong SGK trang 6, suy nghĩ  và trả lời câu hỏi về khái niệm cạnh tranh.

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Chân trời sáng tạo (2023-2024)

c) Sản phẩm học tập: Một số HS nêu câu trả lời về khái niệm cạnh tranh.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV - HS

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P được thể hiện như thế nào và nhằm mục đích gì?

                                                                    

+ Em hiểu thế nào là cạnh tranh trong nền kinh tế?


 

- GV có thể cho HS xem thêm clip về sự cạnh tranh trong nền kinh tế.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video.

- HS đọc thông tin trang 6 trong SGK.

- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu.

- GV giám sát và hỗ trợ HS

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại nêu nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

- HS đưa ra khái niệm về cạnh tranh.

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét thái độ học tập của HS, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Khái niệm cạnh tranh
 

 

+ Việc ganh đua giữa 2 doanh nghiệp được thể hiện cụ thể qua việc doanh nghiệp P sản xuất những mặt hàng tương tự về kiểu dáng, màu sắc,… doanh nghiệp C. Việc cạnh tranh này với mục đích tranh giành khách hàng và vị trí của mình trên thị trường.

+ Cạnh tranh trong nền kinh tế có thể hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm mục đích cuối cùng đó là lợi nhuận về kinh tế cho doanh nghiệp của mình.


 

2.2 Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a) Mục tiêu: HS hiểu rõ được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, nghiên cứu, thảo luận trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: Đại diện nhóm nêu trả lời về nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV - HS

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu trong 5 phút về trường hợp trong SGK trang 7 và trả lời câu hỏi:

- Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp trên. Ngoài ra, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến cạnh tranh mà em biết?




 

- GV kết luận về nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh:

+ Tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh.

+ Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp trong mục 2 SGK trang 7.

- Các cặp đôi thảo luận, trao đổi và tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 -  2 nhóm trả lời, các nhóm còn lại sẽ nhận xét ý kiến các bạn vừa nêu.

- GV có thể gợi ý nếu HS chưa hiểu vấn đề trong từng trường hợp

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét ý kiến của HS và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh



 

- Những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp trên: 

+ Trường hợp 1: Nhu cầu về nguồn cung cấp ô tô tăng lên dẫn đến việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp ô tô. Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm là thời điểm thuận lợi để tăng doanh thu.

+ Trường hợp 2: Do sự khác biệt về điều kiện sản xuất.

2.3 Hoạt động 2.3: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

a) Mục tiêu: HS nêu được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc trường hợp mục 2, nghiên cứu thông tin trong SGK trang 8 để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV - HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn theo 3 tổ đã được sắp xếp sẵn, thảo luận về các trường hợp, thông tin trong vòng 5 phút để trả lời và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh đối với người sản xuất:  Em hãy cho biết những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích gì? Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với người sản xuất?






 

+ Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: Em hãy chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng trong trường hợp trên. Em hãy cho biết vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng.



 

                                                                           

+ Nhóm 3: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế: Em hãy cho biết, việc xuất gạo sang các nước láng giềng trên thế giới đã đem lại những lợi ích gì cho nền kinh tế nước ta? Theo em, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?








 

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời từng câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế



 

- Nhóm 1: 

+ Những biện pháp mà doanh nghiệp P thực hiện nhằm mục đích nâng cao năng lực sản xuất, trình độ có tay nghề cao, bên cạnh đó sẽ giúp chuyển hướng sản xuất, từ đó sẽ năng cao được chất lượng, sản lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo chỗ đứng trong nền kinh tế dệt may.

+ Vai trò của cạnh tranh đối với người sản xuất: thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất.

- Nhóm 2:

+ Lợi ích của khách hàng được hưởng khi có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khác nhau: nhận được các dịch vụ phong phú và chất lượng như thanh toán trực tuyến qua ví điện tử, chuyển tiền liên ngân hàng, thanh toán vé máy bay,...

+ Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình.

- Nhóm 3

+ Việc xuất gạo sang các nước láng giềng trên thế giới đã đem lại những lợi ích cho nền kinh tế nước ta như sau: giá trị đạo được nâng lên, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu,…

+ Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác tối đa mọi nguồn lực của quốc gia.

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Chân trời sáng tạo (2023-2024)





 

                                                                            


 


1.2 Tải về giáo án bản word

>>> Click vào đây để tải: Giáo án Kinh tế pháp luật 4 Chân trời sáng tạo Bài 1: Cạnh tranh trong nên kinh tế thị trường


2. Thông tin, hướng dẫn tải trọn bộ giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

- Giáo án, bài giảng được thiết kế các Hoạt động theo PPDH mới, bám sát SGK

- Các trò chơi củng cố, khởi động nhằm giúp HS thêm hứng thú.

- Phương pháp soạn mới, hiện đại, trực quan, khoa học. 

- Giáo án, bài giảng điện tử bản word và Powerpoint đồng bộ

icon-date
Xuất bản : 24/05/2023 - Cập nhật : 19/08/2023