logo

Bài giảng điện tử Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)

Bài giảng điện tử Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh Diều (2023-2024) bao gồm trọn bộ kì 1, kì 2 đầy đủ nhất. Bài giảng điện tử Powerpoint được biên soạn hiện đại, trực quan, hiệu ứng đẹp mắt, cuối slide có trò chơi đi kèm tạo hứng thú học tập tốt cho học sinh, ngoài ra còn có sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức dễ hiểu nhất.

Bộ giáo án, bài giảng (hay còn gọi là kế hoạch bài dạy) do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023-2024 theo mẫu giáo án CV 5512 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Bài giảng điện tử Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều (demo dạng ảnh)

Bài giảng điện tử Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)
Bài giảng điện tử Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)
Bài giảng điện tử Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)
Bài giảng điện tử Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)

Tải về Bài giảng điện tử Powerpoint Tại đây


2. Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều (bản word)


Bản demo Nội dung giáo án bản word

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Thời lượng: 3 tiết (Bộ Cánh diều)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm cạnh tranh.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

- Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mỗi HS đều phải có kĩ năng hợp tác, giao tiếp khi hoạt động nhóm để có thể tương tác với những HS khác cùng cùng một nhóm. Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng khi cho HS hoạt động nhóm

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích đúng/sai về những nhận định, câu chuyện, tình huống một cách sáng tạo và chính xác nhất có thể.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích hành vi của mình và những người xung quanh, rút ra bài học riêng của bản thân và từ đó điều chỉnh hành vi sao cho chuẩn mực với đạo đức và pháp luật.

+ Năng lực phát triển bản thân: Biết bác bỏ những điểm xấu và tích cực tiếp thu những điểm tốt để ngày một phát triển bản thân theo một cách tích cực.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Chăm học hỏi, tìm tòi, khám phá những thông tin liên quan đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Từ đó áp dụng được vào bài học và thực tiễn.

3. Về phẩm chất:

- Có ý thức trách nhiệm, trung thực, kỉ luật trong cạnh tranh

- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng được tiếp thu sau mỗi bài học vào đời sống thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, giáo án của bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

- Tranh hoặc ảnh, những mẩu chuyện, video, một vài ví dụ thực tế trong đời sống,…về cạnh tranh

- Đồ dùng để HS diễn các tình huống trong bài

- Máy tính, tivi, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa, sách bài tập của bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

- Vở ghi, bút, thước kẻ,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Nêu ý nghĩa của bài học, HS nêu lên được những trải nghiệm của bản thân liên quan đến cạnh tranh trong thị trường; tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.

b) Nội dung: GV yêu cầu và hướng dẫn HS nghiên cứu trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK.

c) Sản phẩm học tập: HS dựa vào sự hướng dẫn của GV và kiến thức riêng của bản thân để đưa ra câu trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu 1 HS đọc trước lớp trường hợp trong phần Mở đầu thuộc SGK trang 6: Trên thị trường, một loại sản phẩm có thể do nhiều chủ thể cùng sản xuất. Sản phẩm cùng loại có mẫu mã khác nhau, đến với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức và có thể khác biệt về giá bán.

 - GV yêu cầu cả lớp thảo luận theo cặp đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó.

+ Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS chú ý lắng nghe, thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- GV mời 2 đại diện của lớp trả lời câu hỏi: 

+ Mặt hàng quần áo có thể được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất nhưng có sự khác biệt về chất lượng, màu sắc, giá cả,… Các chủ thể sản xuất tạo ra sự khác biệt như vậy là để tăng giá trị cho sản phẩm.

- GV nhận xét câu trả lời và bổ sung (nếu có).

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV nhận xét ý thức hoạt động nhóm của cả lớp, tuyên dương những câu trả lời chính xác.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Bài học ngày hôm nay mang tên: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về cạnh tranh. 

Xem đầy đủ ở bản word dưới đây

>>> Click vào đây để tải: Giáo án Kinh tế pháp luật 4 Cánh Diều Bài 1: Cạnh tranh trong nên kinh tế thị trường


3. Thông tin, hướng dẫn tải bài giảng điện tử Powerpoint Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều

- Giáo án, bài giảng được thiết kế các Hoạt động theo PPDH mới, bám sát SGK

- Các trò chơi củng cố, khởi động nhằm giúp HS thêm hứng thú.

- Phương pháp soạn mới, hiện đại, trực quan, khoa học. 

- Giáo án, bài giảng điện tử bản word và Powerpoint đồng bộ

icon-date
Xuất bản : 24/05/2023 - Cập nhật : 19/08/2023