logo

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Sách Kết nối tri thức (2023-2024)

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Kết nối tri thức (2023-2024) bao gồm trọn bộ kì , kì 2 đầy đủ nhất. Giáo án điện tử bản word được biên soạn chi tiết, dễ sử dụng, thao tác tải về chỉnh sửa đơn giản với font chữ Time New Roman, ngoài ra được hướng dẫn sử dụng cũng như hỗ trợ trong quá trình giảng dạy.

Bộ giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023-2024 theo mẫu giáo án 5512 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức (bản word)


1.1 Nội dung bản word

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Thời lượng: 3 tiết ( Bộ Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm cạnh tranh.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

- Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mỗi HS đều phải tham gia các hình thức làm việc nhóm khác nhau sao cho phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu bài ra để từ đó hiểu rõ được nguyên nhân, vai trò của cạnh tranh. Bên cạnh đó phải biết trình bày những thông tin sưu tập được, những ý tưởng riêng của bản thân bằng cách sử dụng ngôn ngữ chính xác, linh hoạt để đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích câu chuyện, thông tin và tình huống được đưa ra trong bài học để từ đó áp dụng vào thực tiễn đối với những vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong kinh tế.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức đúng về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh. Biết phân tích hoặc đánh giá một cách khách quan về những hành vi của ban thân hoặc người khác trong lĩnh vực cạnh tranh. Bên cạnh đó biết phân tích đúng sai, ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh và phê phá, lên án những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

+ Năng lực phát triển bản thân: Biết nhìn nhận và tự nhìn thấy những điểm yếu cần khắc phục và những điểm mạnh cần phải phát huy của bản thân.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tự tìm tòi và hiểu những kiến thức mới, chính xác về cạnh tranh trong chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó có thể giải thích những hiện tượng cạnh tranh trong đời sống xã hội và các hoạt động kinh tế. Biết vận dụng những thông tin, kiến thức đã được học để đánh giá, phân tích một cách rõ ràng, chính xác các hoạt động có liên quan đến yếu tố cạnh tranh trong thực tế.

3. Về phẩm chất:

- Có ý thức trách nhiệm, trung thực, kỷ luật trong cạnh tranh

- Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng được tiếp thu sau mỗi bài học vào đời sống thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, giáo án của bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

- Tranh hoặc ảnh, những mẩu chuyện, video, một vài ví dụ thực tế trong đời sống,…về cạnh tranh

- Đồ dùng để HS diễn các tình huống trong bài

- Máy tính, tivi, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa, sách bài tập của bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

- Vở ghi, bút, thước kẻ,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Khái quát ý nghĩa bài học, HS huy động những kiến thức, kĩ năng của bản thân về những vấn đề liên quan đến cạnh tranh; tạo hứng thú, tâm thế cho HS trước khi vào bài học mới.

b) Nội dung: GV yêu cầu và hướng dẫn HS nghiên cứu trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK.

c) Sản phẩm học tập: HS dựa vào sự hướng dẫn của HS và kiến thức riêng của bản thân để đưa ra câu trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu 1 HS đọc trước lớp trường hợp trong phần Mở đầu thuộc SGK trang 6: Chị A mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa ở phố H được ba năm. Mới đây, trên phố xuất hiện thêm một siêu thị và hai cửa hàng tạp hóa khác. Theo em, chị A và các chủ cửa hàng tạp hóa khác phải làm thế nào để thu hút khách hàng, đảm bảo việc kinh doanh?

- GV yêu cầu cả lớp chia thành 4 nhóm để thảo luận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong trường hợp trên. 

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Kết nối tri thức (2023-2024)

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS chú ý lắng nghe, thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- GV mời 2 đại diện của các nhóm trả lời câu hỏi: Các chủ cửa hàng tạp hóa phải cạnh tranh với nhau, tìm cách tạo ra điểm hấp dẫn so với các cửa hàng khác như:

+ Đa dạng hàng hóa, giá cả phù hợp, đảm bảo chất lượng hàng hóa ...

+ Kèm theo nhiều tiện ích khác như: chỗ đỗ xe thuận tiện, thanh toán bằng tiền mặt hoặc qua thẻ, tích điểm để có cơ hội nhận quà.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV nhận xét ý thức hoạt động nhóm của cả lớp.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về cạnh tranh. Từ đó chúng ta sẽ tham gia các hoạt động kinh tế một cách tích cực, lành mạnh, góp phần xây dựng kinh tế xã hội văn minh, giàu đẹp. 

2. Hoạt động khám phá

2.1 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh

a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cạnh tranh.

b) Nội dung: Học sinh làm việc theo cặp đôi, đọc các trường hợp trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi về khái niệm cạnh tranh.

c) Sản phẩm học tập: Đại diện cặp đôi nêu câu trả lời về khái niệm cạnh tranh.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV - HS

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Theo em, các nhà kinh doanh ẩm thực trên phố B đã sử dụng những cách thức gì để tranh đua thu hút khách hàng? Điều đó mang lại lợi ích gì cho các nhà hàng?



 

                                                                      M



 

Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về sự tranh đua giữa các chủ thể cùng kinh doanh mặt hàng khác trên thị trường.



 

                                                                    









 

                                          

           

- GV yêu cầu HS: Hãy nêu khái niệm về cạnh tranh.

- GV có thể cho HS xem thêm clip về cuộc chiến giữa hai đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát là CocaCola và Pepsi.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video.

- HS đọc thông tin trang 6,7 trong SGK.

- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu.

- GV giám sát và hỗ trợ HS

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại nêu nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

- HS đưa ra khái niệm về cạnh tranh.

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét thái độ học tập của HS, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Khái niệm cạnh tranh

 

- Câu 1:                                                                 

+ Các nhà kinh doanh ẩm thực trên phố B tìm cách tạo ra những điểm khác biệt cho cửa hàng mình như những món ăn ngon, hương vị riêng, đặc biệt, giá cả phải chăng, quảng cáo hấp dẫn,…

+ Để làm được điều đó, nhà kinh doanh phải biết tìm nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ, chất lượng, tươi sống; đầu bếp giỏi, có kinh nghiệm; những công thức mới, độc đáo,…

+ Điều đó mang lại những lợi ích: Thu hút khách hàng, tạo ra được điểm nhấn riêng cho hoạt động kinh doanh, tăng nguồn thu nhập

- Câu 2: Một số ví dụ:

+ Cuộc cạnh tranh khốc liệt và chưa có hồi kết giữa hai gã khổng lồ đồ uống không cồn là CocaCola và Pepsi.

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Kết nối tri thức (2023-2024)

+ Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ gia dụng: Kangaroo, Goldsun, Sunhouse,...

+ Cuộc cạnh tranh giữa hai hãng điện thoại nổi tiếng: Apple và Samsung...

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Kết nối tri thức (2023-2024)

- Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa.

2.2 Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a) Mục tiêu: HS hiểu rõ được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu, thảo luận trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: Đại diện nhóm nêu trả lời về nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV - HS

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu trường hợp trong SGK trang 7 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em có nhận xét gì về quyền kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong trường hợp trên                                                                                                                                                                                                                                                                 

Câu 2: Em hãy nêu những lí do cạnh tranh trong kinh tế.










 

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp trong mục 2 SGK.

- Các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 -  2 nhóm trả lời câu hỏi số 1, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV tiếp tục mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi số 2. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

 

- Câu 1: Các doanh nghiệp dệt may độc lập với nhau, được tự do kinh doanh, tự ra quyết định sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau vì họ khác nhau về nguồn lực (vốn, công nghệ, trình độ quản lí và tay nghề người lao động,...) nên sẽ tạo ra sản phẩm có chi phí, chất lượng khác nhau. 

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Kết nối tri thức (2023-2024)

- Câu 2: Những lý do cạnh tranh trong kinh tế:

+ Trên thị trường có rất nhiều chủ sở hữu và họ là những đơn vị kinh tế độc lập. Sự tăng lên của nguồn cung khiến cho các chủ thể phải cạnh tranh để giữ được vị trí của mình trên thị trường, từ đó mới có thể tồn tại một cách lâu dài.

+ Mỗi chủ thể có nguồn lực khác nhau, sự tư duy sáng tạo và điều kiện sản xuất nhau tạo nên những sản phẩm khác nhau. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh về mẫu mã, giá cả,…

→ Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hóa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu.


1.2 Tải về giáo án bản word

>>> Click vào đây để tải: Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1: Cạnh tranh trong nên kinh tế thị trường


2. Thông tin, hướng dẫn tải trọn bộ giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức

- Giáo án, bài giảng được thiết kế các Hoạt động theo PPDH mới, bám sát SGK

- Các trò chơi củng cố, khởi động nhằm giúp HS thêm hứng thú.

- Phương pháp soạn mới, hiện đại, trực quan, khoa học. 

- Giáo án, bài giảng điện tử bản word và Powerpoint đồng bộ

icon-date
Xuất bản : 24/05/2023 - Cập nhật : 19/08/2023