logo

Giáo án Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh Diều (2023-2024) bao gồm trọn bộ kì , kì 2 đầy đủ nhất. Giáo án điện tử bản word được biên soạn chi tiết, dễ sử dụng, thao tác tải về chỉnh sửa đơn giản với font chữ Time New Roman, ngoài ra được hướng dẫn sử dụng cũng như hỗ trợ trong quá trình giảng dạy.

Bộ giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023-2024 theo mẫu giáo án 5512 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều (bản word)


1.1 Nội dung bản word

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Thời lượng: 3 tiết (Bộ Cánh diều)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm cạnh tranh.

- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

- Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

- Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mỗi HS đều phải có kĩ năng hợp tác, giao tiếp khi hoạt động nhóm để có thể tương tác với những HS khác cùng cùng một nhóm. Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng khi cho HS hoạt động nhóm

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích đúng/sai về những nhận định, câu chuyện, tình huống một cách sáng tạo và chính xác nhất có thể.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích hành vi của mình và những người xung quanh, rút ra bài học riêng của bản thân và từ đó điều chỉnh hành vi sao cho chuẩn mực với đạo đức và pháp luật.

+ Năng lực phát triển bản thân: Biết bác bỏ những điểm xấu và tích cực tiếp thu những điểm tốt để ngày một phát triển bản thân theo một cách tích cực.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Chăm học hỏi, tìm tòi, khám phá những thông tin liên quan đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Từ đó áp dụng được vào bài học và thực tiễn.

3. Về phẩm chất:

- Có ý thức trách nhiệm, trung thực, kỉ luật trong cạnh tranh

- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng được tiếp thu sau mỗi bài học vào đời sống thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, giáo án của bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

- Tranh hoặc ảnh, những mẩu chuyện, video, một vài ví dụ thực tế trong đời sống,…về cạnh tranh

- Đồ dùng để HS diễn các tình huống trong bài

- Máy tính, tivi, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...

2. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa, sách bài tập của bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

- Vở ghi, bút, thước kẻ,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Nêu ý nghĩa của bài học, HS nêu lên được những trải nghiệm của bản thân liên quan đến cạnh tranh trong thị trường; tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.

b) Nội dung: GV yêu cầu và hướng dẫn HS nghiên cứu trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK.

c) Sản phẩm học tập: HS dựa vào sự hướng dẫn của GV và kiến thức riêng của bản thân để đưa ra câu trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu 1 HS đọc trước lớp trường hợp trong phần Mở đầu thuộc SGK trang 6: Trên thị trường, một loại sản phẩm có thể do nhiều chủ thể cùng sản xuất. Sản phẩm cùng loại có mẫu mã khác nhau, đến với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức và có thể khác biệt về giá bán.

 - GV yêu cầu cả lớp thảo luận theo cặp đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó.

+ Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS chú ý lắng nghe, thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- GV mời 2 đại diện của lớp trả lời câu hỏi: 

+ Mặt hàng quần áo có thể được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất nhưng có sự khác biệt về chất lượng, màu sắc, giá cả,… Các chủ thể sản xuất tạo ra sự khác biệt như vậy là để tăng giá trị cho sản phẩm.

- GV nhận xét câu trả lời và bổ sung (nếu có).

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV nhận xét ý thức hoạt động nhóm của cả lớp, tuyên dương những câu trả lời chính xác.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Bài học ngày hôm nay mang tên: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về cạnh tranh. 

2. Hoạt động khám phá

2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh

a) Mục tiêu: HS hiểu và nêu rõ được khái niệm cạnh tranh.

b) Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân, đọc các trường hợp trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi về khái niệm cạnh tranh.

c) Sản phẩm học tập: 1,2 HS đại diện cả lớp nêu câu trả lời về khái niệm cạnh tranh.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV - HS

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, đọc trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động gì để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Theo em, những hoạt động đó có phải là cạnh tranh không? Vì sao? 

 

 

- GV yêu cầu HS: Hãy nêu khái niệm về cạnh tranh.

- GV có thể lấy thêm một số ví dụ về những sự cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay.

+ Cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ ăn nhanh: KFC, Lotteria, McDonald’s,…

+ Cạnh tranh giữa Apple và Samsung.

- GV có thể cho HS xem thêm clip về cuộc chiến giữa hai đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp điện thoại di động là

rg.link/ohCLR (0:05 - 3:45)

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video.

- HS đọc thông tin trang 6 trong SGK.

- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu.

- GV giám sát và hỗ trợ HS

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại nêu nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

- HS đưa ra khái niệm về cạnh tranh.

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét thái độ học tập của HS, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Khái niệm cạnh tranh

 

a. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động sau để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình:

+ Tìm hiểu văn hóa, khẩu vị người Việt Nam sản xuất ra những hương vị phù hợp.

+ Sản xuất video quảng cáo phù hợp với văn hóa, truyền thống, phong tục Việt Nam.

+ Tạo nên được những hương vị đặc trưng, khác biệt, hình ảnh sản phẩm độc đáo,… 

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh Diều (2023-2024)

 

b. Theo em, hoạt động đó là cạnh tranh vì các doanh nghiệp phải ganh đua nhau trong việc sản xuất ra những sản phẩm đặc trưng trong chuỗi hệ thống sản phẩm của mình và tạo nên được vị thế riêng cho mình. Từ đó tạo nên sự cạnh tranh vô hình.

- Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.

2.2. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a) Mục tiêu: HS hiểu rõ được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, nghiên cứu, thảo luận về 2 trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: Đại diện cặp đôi nêu trả lời về nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV - HS

Dự kiến sản phẩm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm 1 trường hợp trong SGK trang 7, nghiên cứu và trả lời câu hỏi:

- Nhóm 1: trường hợp 1

- Nhóm 2: trường hợp 2

a. Em hãy cho biết những chủ thể sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến trong các trường hợp trên. Các chủ thể đó có sự khác biệt gì với nhau?

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng? 

 

 

 

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp trong mục 2 SGK.

- 2 nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trả lời câu hỏi, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

 

 

 

 

a.

- Trường hợp 1: 

+ Những chủ thể được nhắc đến là hộ gia đình chế biến nông sản thủ công theo phương pháp truyền thống, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại.

+ Các chủ thể đó có sự khác biệt về sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả,…

- Trường hợp 2:

+ Những chủ thể được nhắc đến là doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam

+ Các chủ thể đó có sự khác biệt về nguồn vốn, công nghệ, mức độ chuyên nghiệp, nhu cầu đáp ứng.

 

b.

- Các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng vì người tiêu dùng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, vị trí của thương hiệu trên thị trường, thuận lợi sản phẩm mang lại,…

+ Những yếu tố giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng: Chất lượng, mẫu mã, giá cả,…

2.3. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

a) Mục tiêu: HS nêu được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc trường hợp mục 2, nghiên cứu thông tin trong SGK trang 8 để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV - HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV đặt vấn đề: Khi thực hiện cạnh tranh, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Với những biện pháp cạnh tranh lành mạnh, đúng với quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức,... cạnh tranh có vai trò động lực, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu cạnh tranh lành mạnh có vai trò tạo động lực phát triển như thế nào.

- GV yêu cầu lớp hoạt động theo nhóm 4. HS đọc, nghiên cứu các trường hợp trong SGK, trang 8 và trả lời các câu hỏi:

- Câu hỏi:

a. Doanh nghiệp H đã làm gì để giành thắng lợi trong cạnh tranh? Điều này có tác dụng gì đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?

 

                                                                             

b. Cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ taxi đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng? m

- GV tiếp tục yêu cầu HS: Qua việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy cho biết cạnh tranh có vai trò như thế nào trong nền kinh tế?                                                                                                                                                                                                                                                                        

 

 

 

 

                                                      

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc lại trường hợp trong mục 2 SGK, nghiên cứu thông tin mục 3 SGK trang 8.

- Các HS thảo luận theo nhóm, suy nghĩ và tìm ra câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời cá nhóm trả lời từng câu hỏi.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có)

Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế

 

 

 

 

 

 

                                                                     

  

a. Doanh nghiệp H đã đầu tư máy móc hiện đại để tạo ra những dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại hơn, tự động hóa một số công đoạn sản xuất  để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Điều này có tác dụng rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm số lượng công nhân, tăng năng xuất lao động,…

b. Cạnh tranh giữa những người cung cấp dịch vụ taxi mang lại giá cả và tiết kiệm được chi phí đi lại cho người tiêu dùng.

- Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế:

+ Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

+ Tạo nên các điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lí. Từ đó nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng ngày càng tốt hơn.

+ Nhờ có cạnh tranh, các nguồn lực kinh tế được sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.


1.2 Tải về giáo án bản word

>>> Click vào đây để tải: Giáo án Kinh tế pháp luật 4 Cánh Diều Bài 1: Cạnh tranh trong nên kinh tế thị trường


2. Thông tin, hướng dẫn tải trọn bộ giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 Cánh Diều

- Giáo án, bài giảng được thiết kế các Hoạt động theo PPDH mới, bám sát SGK

- Các trò chơi củng cố, khởi động nhằm giúp HS thêm hứng thú.

- Phương pháp soạn mới, hiện đại, trực quan, khoa học. 

- Giáo án, bài giảng điện tử bản word và Powerpoint đồng bộ

icon-date
Xuất bản : 23/05/2023 - Cập nhật : 19/08/2023